02:02, 24/02/2017

6 thói quen cho trẻ ăn tưởng lợi hóa hại

Nhiều cha mẹ sai lầm khi ép trẻ ăn nhiều, không ăn đa dạng thực phẩm, không duy trì ăn uống điều độ..., bé ngày càng biếng ăn và chậm lớn.

Nhiều cha mẹ sai lầm khi ép trẻ ăn nhiều, không ăn đa dạng thực phẩm, không duy trì ăn uống điều độ..., bé ngày càng biếng ăn và chậm lớn.
 
Ép ăn
 
Theo Kidsme, hầu hết cha mẹ trên thế giới đều muốn ép con mình ăn thật nhiều bằng biện pháp vật lý hay tâm lý. Trong các trường hợp đó, trẻ thường có tâm lý kháng cự lại bằng cách ăn ít đi hoặc không ăn. Thậm chí bé có thể bị ấn tượng cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (khi cha mẹ khen đứa bé khác ăn giỏi hơn), tội lỗi (khi cha mẹ trách móc vì phí phạm thức ăn) và sợ hãi (khi bị la mắng hay trừng phạt).
 
Các chuyên gia cảnh báo trẻ bị ép ăn dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh. Khảo sát của giáo sư Raj Raghunathan, Đại học Texas, Austin, ghi nhận gần 100% người từng bị ép khi ăn lúc còn nhỏ đều bị tổn thương về mặt tinh thần. Hơn 20 năm trôi qua kể từ thời điểm bị ép ăn nhưng mỗi người đều nhớ rất rõ cảm giác khó chịu, đau đớn. 55% số người tham gia cho biết họ có triệu chứng như đau dạ dày, trong khi 20% số người nói rằng đã nôn ói khi bị ép ăn. 

 

Trẻ bị ép ăn thường bị
Trẻ bị ép ăn thường bị "ám ảnh" mỗi khi nhìn thấy thực phẩm. Ảnh: Kidsme.
Không ăn đa dạng thực phẩm
 
Để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, nguyên tắc cơ bản là cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất. Bạn cần chắc chắn rằng bữa ăn của bé lúc nào cũng cân bằng các nhóm thức ăn như:
 
- Carbohydrate: Gạo, yến mạch, khoai lang…
 
- Protein: Thịt, đậu, trứng, cá…
 
- Trái cây và rau củ: Salad trộn, salad trái cây…
 
- Bơ, sữa: Phô mai, sữa chua…
 
Mẹ có thể không cần phải chuẩn bị từng món theo từng nhóm thực phẩm mà kết hợp chúng với nhau, chẳng hạn như cà rốt hầm thịt, cháo yến mạch rau củ, salad sữa chua… Lưu ý: Đối với thực phẩm dễ gây nghẹn hóc như thịt, cá, trái cây, rau củ, bạn cho vào túi nhai silicone để bé tự cầm nhai. Thực phẩm dạng lỏng sệt như cháo, bột, nên dùng bình bóp thức ăn chống hóc.
 
Không kiên trì khi tập cho trẻ ăn
 
Nếu trẻ không thích món ăn mà mẹ chuẩn bị, đừng loại bỏ món ăn đó ra khỏi khẩu phần của bé hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có thể cần phải thử đến 8 lần mới chịu chấp nhận một món ăn mới. Vì thế khi tập cho chúng ăn món mới, hãy kiên trì "dụ" bé nếm từng chút một trong một thời gian phù hợp.

 

Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống chủ động ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sợ hóc, có thể cho thực phẩm vào bình bóp hoặc túi nhai silicon để bé tự cầm mút. Ảnh: Kidsme.
Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống chủ động ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sợ hóc, có thể cho thực phẩm vào bình bóp hoặc túi nhai silicon để bé tự cầm mút. Ảnh: Kidsme.
Không làm gương
 
Cha mẹ sẽ không thể bắt bé ăn đa dạng thực phẩm nếu như chính bạn hay ai đó trong gia đình là người kén ăn. Đừng ngại để trẻ tham gia các bữa ăn cùng gia đình và cho bé thấy cách mọi người thưởng thức các món ăn ngon lành như thế nào. 
 
Lạm dụng nước trái cây
 
Thức uống phù hợp nhất cho trẻ nhỏ là nước và sữa. Nước trái cây có thể rất ngon và hấp dẫn, nhất là khi pha thêm đường, tuy nhiên chúng không thật sự tốt cho trẻ và không thể thay thế khẩu phần trái cây tươi cần thiết. Mặt khác, lượng đường trong nước trái cây sẽ khiến bé có cảm giác no và ăn ít đi khi đến bữa ăn chính. Về điểm này, các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ uống lượng nước trái cây vừa phải mỗi ngày và tập bé ăn trái cây, rau củ thay vì uống nước ép.
 
Thêm đường vào món ăn để thu hút trẻ
 
Nhiều phụ huynh có xu hướng cho thêm đường vào món ăn để "dụ" trẻ. Các chuyên gia cảnh báo thói quen này vô cùng tai hại vì nó tạo cho trẻ thói quen ăn ngọt. Hấp thụ nhiều đường dễ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như béo phì, tiểu đường… Vì thế tốt nhất nên tập cho trẻ ăn thanh đạm, bất kể đó là loại thực phẩm nào.
 
Theo VnExpress