Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em không ngủ trưa, lại thức khuya dễ có khả năng hấp thu nhiều calorie hơn, theo The Times of India.
Nghiên cứu mới cho thấy trẻ em không ngủ trưa, lại thức khuya dễ có khả năng hấp thu nhiều calorie hơn, theo The Times of India.
Ảnh minh họa: Shutterstock |
Phát hiện trên giúp rọi ánh sáng vào việc mất ngủ có thể làm tăng cân như thế nào và tại sao một số nghiên cứu cho thấy học sinh mẫu giáo không ngủ đủ dễ bị béo phì vào tuổi thơ ấu và sau này trong đời.
“Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là nghiên cứu được công bố đầu tiên thử nghiệm đánh giá tác động của việc thiếu ngủ đối với việc hấp thu thực phẩm ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo”, thành viên nhóm nghiên cứu Elsa Mullins thuộc Đại học Colorado Boulder (Mỹ) cho biết.
“Phát hiện của chúng tôi phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước đây ở người lớn và trẻ vị thành niên, cho thấy sự gia tăng hấp thu calorie vào những ngày mà các đối tượng nghiên cứu thiếu ngủ”, bà Elsa Mullins nói thêm.
Trong cuộc nghiên cứu mới, những học sinh mẫu giáo bị cắt đi 3 giờ ngủ trong một ngày. Chúng không ngủ trưa và ngủ trễ hơn giờ ngủ bình thường khoảng 2 tiếng đồng hồ, trước khi bị đánh thức vào giờ thường lệ sáng hôm sau.
Trong ngày mất ngủ, các trẻ 3-4 tuổi hấp thu một lượng calorie cao hơn khoảng 20% so với bình thường, một lượng đường cao hơn 25% và một lượng carbohydrate cao hơn 26%, trưởng nhóm nghiên cứu, phó giáo sư Monique LeBourgeois tại Đại học Colorado Boulder, nói.
Trong ngày hôm sau, các trẻ em được phép ngủ nhiều như chúng cần. Trong “ngày hồi phục” này, các đối tượng nghiên cứu “nhí” trở lại mức hấp thu đường và carbohydrate cơ bản, nhưng vẫn nạp một lượng calorie và chất béo cao hơn lần lượt 14% và 23% so với bình thường.
“Chúng tôi nhận thấy việc mất ngủ đã làm tăng mức hấp thu ăn uống của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo vào ngày bị hạn chế ngủ và cả ngày sau đó”, phó giáo sư LeBourgeois nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san
Journal of Sleep Research, số ra mới nhất.
Theo Thanh niên