10:11, 28/11/2014

8 thói quen lành mạnh không nên chểnh mảng

 Một số thói quen lành mạnh, nếu không được thực hiện thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

 Một số thói quen lành mạnh, nếu không được thực hiện thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
 
Nạp đủ nước giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, nhịp tim và sự trao đổi chất - Ảnh: Shutterstock
Nạp đủ nước giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, nhịp tim và sự trao đổi chất - Ảnh: Shutterstock
Ngủ đủ giấc. Nhu cầu ngủ khác nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết các chuyên gia khuyến cáo giấc ngủ của con người cần đảm bảo từ 7-8 tiếng đồng hồ một đêm. Các nghiên cứu cho thấy không nhận được giấc ngủ chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe, như thúc đẩy tăng cân, gây bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, trầm cảm và lão hóa sớm. Nếu thiếu ngủ, cơ thể không thể hồi phục năng lượng. Ngủ được ví như một nút khởi động lại mọi hoạt động của cơ thể. Thiếu bộ phận này có nghĩa các bộ phận khác đều bị ảnh hưởng.
 
Uống nhiều nước. Trên trang WebMD, tiến sĩ, giáo sư sinh lý học Larry Kenney tại Đại học Penn (Mỹ) giải thích việc bổ sung nước đầy đủ là điều cần thiết bởi nhiều hệ thống trong cơ thể phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa. Nạp đủ lượng chất lỏng giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ, nhịp tim và sự trao đổi chất.
 
Di chuyển. Chúng ta đang có xu hướng ngồi cả ngày, nên cơ thể thường cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng xấu, dễ gắt gỏng và sinh nhiều bệnh tật. Chỉ với hành động nhỏ cứ 1 giờ ngồi máy tính cần đứng dậy di chuyển 1 lần và mỗi lần khoảng 5 phút, có thể ngăn chặn và thậm chí trong một số trường hợp có thể làm tiêu tan bệnh tật.
 
Ăn sáng. Một bữa ăn sáng lành mạnh có tác dụng duy trì sự khỏe khoắn và tỉnh táo suốt cả ngày. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy việc bỏ qua bữa ăn sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là tác nhân gây tăng cân do chúng ta có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn vào các bữa ăn sau đó. Bắt đầu một ngày mới với bữa ăn sáng cân bằng giữa protein nạc, carbohydrate phức tạp, và một số chất béo lành mạnh sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và kìm hãm việc tiêu thụ nhiều thức ăn vào bữa kế tiếp.
 
Ra ngoài thường xuyên. Dành thời gian tiếp xúc với thiên nhiên được liên kết với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc hấp thu vitamin D.  Không chỉ vậy, hòa mình trong tự nhiên có thể giúp giảm mức độ căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy nồng độ serotonin, một loại hóc môn hạnh phúc.
 
Ăn. Học cách thưởng thức hương vị của từng món ăn, thay vì ăn vội vàng, có thể giúp duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Quan tâm đến việc ăn uống, danh sách các loại thực phẩm tiêu thụ có thể giúp kiểm soát tốt hơn lượng calo tiêu thụ, từ đó tránh được nguy cơ tăng cân.
 
Tư duy tích cực. Theo trang Mayo Clinic, một số nghiên cứu cho thấy cách nhìn cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mỗi người. Giữ gìn sức khỏe, tư duy tích cực kết hợp với khả năng quản lý tốt căng thẳng là điều vô cùng quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc. Luôn có thái độ tốt và tinh thần lạc quan trong mọi điều kiện, hoàn cảnh có thể giúp kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ trầm cảm, bệnh tim mạch, và giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
 
Giữ sức khỏe đường ruột. Sức khỏe của hệ thống tiêu hóa thường bị bỏ qua khi đề cập đến sức khỏe tổng thể, nhưng thật ra nó là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Theo Msn, cơ thể chúng ta chứa một số lượng đáng kinh ngạc của vi khuẩn, cả tốt và xấu, và các vi khuẩn này có tác động rất lớn trong ruột. Một đường ruột khỏe mạnh giúp duy trì chức năng tiêu hóa hoạt động đúng, bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất. Mặt khác, sức khỏe đường ruột kém có liên quan đến trầm cảm, tự kỷ và thậm chí cả bệnh tiểu đường tuýp 1.
 
Theo Thanh niên