Mái ấm gia đình của bạn có khi nào trục trặc vì “cơm không lành, canh không ngọt”? Nếu rơi vào tình cảnh ấy, bạn chớ nên “vạch áo cho người xem lưng”. Bởi, như vậy sẽ làm tổn thương nửa kia, đồng thời sẽ có lúc người đời cho rằng “xấu chàng hổ ai”.
Mái ấm gia đình của bạn có khi nào trục trặc vì “cơm không lành, canh không ngọt”? Nếu rơi vào tình cảnh ấy, bạn chớ nên “vạch áo cho người xem lưng”. Bởi, như vậy sẽ làm tổn thương nửa kia, đồng thời sẽ có lúc người đời cho rằng “xấu chàng hổ ai”.
Khi đã thành vợ, thành chồng, ai chẳng muốn mình luôn được vợ/chồng thương yêu, coi trọng, quý mến. Trong quá trình sống chung với biết bao va chạm, chắc chắn có lúc vợ chồng không hiểu hoặc làm trái ý nhau. Đáng lẽ lúc ấy, cả hai “đóng cửa bảo nhau” thì họ lại ra ngoài kể tội nhau, “vạch áo cho người xem lưng”.
° Bé xé ra to
Ảnh minh họa |
° “Xấu chàng hổ ai”
Người xưa có câu: “Nói ra xấu thiếp, hổ chàng…”, cả 2 người trong cuộc đều chẳng có ai sung sướng. Vậy nên không ít chị em rất thận trọng trong việc xử lý các tình huống. Có thể do quá nghi ngờ, không tin tưởng chồng mà một số bà vợ khi thấy một hiện tượng nào đó đã quy kết cho chồng, rồi suy diễn, nâng vấn đề lên cho to tát. Trường hợp anh H. và chị D. đã nói ở trên là một ví dụ.
Tại khu tập thể nọ có hai vợ chồng đã lớn tuổi, nhìn bên ngoài trông rất hạnh phúc. Mỗi buổi sáng, hàng xóm lại thấy ông bà đi bộ ra biển. Hàng ngày, bà nấu những món ngon cho ông. Con cháu trong nhà vào dịp cuối ngày hoặc cuối tuần lại tập trung về thăm ông bà. “Giữ được tổ ấm hạnh phúc ấy chính là do công sức của cụ bà” - cụ ông vẫn thường nói như vậy. Có ai biết rằng, cách đây hơn 20 năm, gia đình ấy suýt bị “sẩy đàn tan nghé”, khi cụ ông cặp bồ với người khác. Phát hiện được chồng “hoa lá cành”, cụ bà lúc ấy đã kìm nén, “đóng cửa trong nhà bảo nhau”. Các con, các cháu và hàng xóm láng giềng không hề hay biết. Đêm đêm, nước mắt đầm đìa, nhưng ban ngày, người phụ nữ ấy vẫn nhẹ nhàng với chồng với con. Chính sự mềm mỏng ấy của người vợ đã làm cho người chồng ân hận. Sau này, khi nói đến việc xử trí các tình huống xảy ra trong gia đình, cụ thường dặn các con: Dù có thế nào đi nữa cũng nên tôn trọng người bạn đời của mình. Nếu vợ hoặc chồng phạm phải sai lầm thì hãy bằng tình cảm để “cảm hóa” họ; đừng vì chuyện bé bằng con kiến lại vẽ thêm cho to bằng con voi, thậm chí còn bịa chuyện, nói xấu nhau trước người khác.
Trong một bài viết về cách giải quyết các tình huống va chạm trong gia đình, có nhà tâm lý đã khuyên: Nếu bạn cảm thấy khó giữ được bình tĩnh, hãy rời xa khỏi “chiến trường”; cố dặn lòng rằng, nếu dùng những ngôn từ bậy bạ thì chính ta đang tự hạ thấp nhân cách của ta. Nếu bạn là người nóng tính, cục cằn, hãy uống một cốc nước lạnh rồi ra khỏi nhà, đến câu lạc bộ giải trí và chơi một trò chơi nào đó. Nếu bạn không có ai để trút bầu tâm sự, hãy bật máy ghi âm những lời bạn định nói. Biết đâu tới lúc nghe lại, tự bạn sẽ cảm thấy hối hận.
Cách giải quyết trên có lẽ rất cần áp dụng khi mối quan hệ giữa vợ và chồng đang trong tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt”.
ANH MINH