Trà là một loại thảo dược thiên nhiên giúp giảm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, giải độc… Chén trà nóng thơm đã trở nên quen thuộc với mỗi gia đình Việt.
Trà là một loại thảo dược thiên nhiên giúp giảm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, giải độc… Chén trà nóng thơm đã trở nên quen thuộc với mỗi gia đình Việt.
Vào dịp Tết, không nhà nào lại không chuẩn bị chè ngon để mời khách tới chơi nhà hay cùng nhâm nhi thưởng thức vị trà Xuân sau những bữa cơm sum họp. Vậy uống trà xanh có tác dụng tốt thế nào với cơ thể và bạn nên uống trà xanh theo cách nào?
Uống trà xanh phòng nhiệt miệng
Món ăn những ngày Tết thường có nhiều gia vị nóng, trà xanh sẽ là người bạn tuyệt vời giúp bạn phòng tránh bệnh nhiệt miệng. Nhờ hoạt chất kháng ô-xy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi nên trà xanh phòng ngừa nhiệt miệng rất hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều rau trái, uống nước lọc… để tăng cường hiệu quả khi uống trà xanh.
Không nên uống trà xanh quá nóng
Một chén trà nóng vừa giúp bạn sưởi ấm bàn tay, vừa làm dịu đi cái se se lạnh của những ngày Xuân. Nhưng nhiệt độ quá cao khi uống trà xanh lại có thể là nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản. Vì thế, bạn không nên uống trà quá nóng, chỉ nên uống ở độ nóng vừa phải (70 - 80 độ C). Nhưng ngược lại, trà nguội lạnh lại rất dễ gây lạnh bụng và hương vị của trà cũng sẽ bị mất đi.
Những người không hợp với trà
Không phải ai cũng có thể uống trà. Trà được khuyên là không phù hợp với những người cao huyết áp vì chất cafein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao. Các bác sĩ cũng khuyến cáo những người mắc các bệnh sỏi thận, viêm loét bao tử, táo bón… không nên uống trà vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
P.V (St)