Mẹ mất khi nó lên mười tuổi. Con gái ở với cha. Rồi năm nó mười lăm tuổi, cha tính tới, tính lui, cuối cùng đã lấy vợ kế. Buồn nhưng nó không biết làm sao. Đi học thì thôi, về nhà lúc nào nó cũng cau có, bực dọc, khó chịu với người mẹ kế mà nó thường gọi là dì, mặc dù người phụ nữ ấy luôn tỏ ra yêu thương, tìm cách chiều chuộng nó hết mực.
Mẹ mất khi nó lên mười tuổi. Con gái ở với cha. Rồi năm nó mười lăm tuổi, cha tính tới, tính lui, cuối cùng đã lấy vợ kế. Buồn nhưng nó không biết làm sao. Đi học thì thôi, về nhà lúc nào nó cũng cau có, bực dọc, khó chịu với người mẹ kế mà nó thường gọi là dì, mặc dù người phụ nữ ấy luôn tỏ ra yêu thương, tìm cách chiều chuộng nó hết mực.
“Ôi dào, chỉ làm bộ thế thôi! Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng” - Nó bị ám ảnh bởi câu nói của người xưa nên luôn nghĩ không tốt về mẹ kế. Thời gian trôi đi, nó lớn dần, hiểu dần, không cáu ghét, không tỏ ra thô lỗ, nhưng trong lòng vẫn không có chút thiện cảm nào. Nó luôn cảnh giác, coi mẹ kế như một người xa lạ; đôi khi tỏ ra vui vẻ cũng chỉ để làm vui lòng cha mình.
Những ngày nó học lớp mười hai, thấy mẹ kế đêm đêm với hai chiếc kim dài, cần mẫn ngồi đan chiếc áo len, nó cũng chẳng hề chú ý, vì nghĩ rằng bà không bao giờ quan tâm tới mình. Rồi nó thi đậu đại học ở tận Hà Nội. Nó nghĩ mẹ kế sẽ vui lắm khi không có nó ở nhà. Nhưng chiều nay, đi chơi với bạn về, nó lặng người, đứng như trời trồng khi mẹ kế mang chiếc áo len cùng một chiếc điện thoại di động mới toanh đưa cho nó và bảo:
- Trời Hà Nội lạnh lắm, dì đan chiếc áo này cho con. Còn đây là chiếc điện thoại của con. Có nó, hàng ngày nghe tiếng con nói, dì bớt đi nỗi nhớ. Hàng tháng dì sẽ nạp tiền vào card cho con. Con đi học rồi, ở nhà, dì buồn lắm…
A.T