Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa vừa được Chính phủ ban hành, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa vừa được Chính phủ ban hành, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông - Ảnh minh họa |
Đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 100.000 đồng.
Phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Mang hành lý thuộc hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách; gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
Chở qua vạch dấu mớn nước an toàn phạt đến 10 triệu đồng
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 - 100.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai.
Hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai sẽ bị xử phạt từ 100.000 - 5.000.000 đồng tùy trọng tải của phương tiện.
Nếu chở chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn tàu lai thì mức phạt tiền từ 200.000 - 10.000.000 đồng tùy theo trọng tải của phương tiện.
Theo chinhphu.vn