Từ năm 2013 - 2015, thành lập mới 12 Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ năm 2013 - 2015, thành lập mới 12 Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ảnh minh họa |
Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng trong giai đoạn từ 2013 - 2015, sẽ tập trung xây dựng 3 trung tâm: 1- Trung tâm ứng cứu khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quốc gia (khu vực phía Bắc); 2- Trung tâm kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quốc gia; 3- Trung tâm Chỉ huy điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quốc gia.
Theo quy hoạch này, sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức, biên chế của các Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai và Vĩnh Phúc.
Thành lập mới 90 đội chữa cháy và 108 đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, tập trung ở các địa bàn trọng điểm cháy nổ và tối thiểu mỗi địa phương thành lập mới 1 đội.
Ngoài ra, sẽ bổ sung quân số 8.575 người, trong đó có 6.657 biên chế và chiến sĩ nghĩa vụ là 1.918 người.
Bên cạnh đó, các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới cũng được tập trung đầu tư trang bị với 205 xe chữa cháy, 121 xe cứu hộ, 5 xe chở nước, 44 xe thang...
Theo quy định này, sẽ tăng chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho Trường Đại học phòng cháy, chữa cháy (gồm cả hệ dân sự); mở rộng thêm cơ sở đào tạo đại học phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở phía Nam.
Theo Chinhphu.vn