Từ ngày 15-6-2012, việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ vừa ban hành.
Từ ngày 15-6-2012, việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ vừa ban hành.
Ảnh minh họa |
Các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước, gồm: Các khoản tiền thuộc ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do các hành vi trái pháp luật gây ra; Các khoản thu ngân sách Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan, đơn vị có nghĩa vụ kê khai, nộp ngân sách Nhà nước nhưng không kê khai, kê khai thiếu, kê khai không đúng pháp luật, làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước được cơ quan Thanh tra phát hiện và kiến nghị, đơn vị đã thực nộp ngân sách Nhà nước...
Thông tư quy định rõ 3 mức trích đối với từng cấp thanh tra Nhà nước.
Đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ, được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, được trích bổ sung thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.
Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.
Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp đến 1 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/năm; được trích bổ sung thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỷ đồng/năm.
Cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng; bổ sung chi phục vụ các hoạt động nghiệp vụ cho công tác thanh tra...
Theo Chinhphu.vn