Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích.
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). |
13 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) gồm:
1- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố Đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
2- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
3- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
4- Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
5- Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
6- Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
7- Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
8- Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
9- Di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
10- Di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
11- Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
12- Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).
13- Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Theo Chinhphu.vn