04:11, 02/11/2011

Phải đặt cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại có trách nhiệm đặt và duy trì hoạt động của cấn đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại có trách nhiệm đặt và duy trì hoạt động của cấn đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại có trách nhiệm đặt và duy trì hoạt động của cấn đối chứng để người tiêu dùng tự kiểm tra về khối lượng hàng hóa - Ảnh minh họa
Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại có trách nhiệm đặt và duy trì hoạt động của cấn đối chứng để người tiêu dùng tự kiểm tra về khối lượng hàng hóa - Ảnh minh họa
Đây là một trong các nội dung quy định trách nhiệm Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại tại Nghị định 99/2011/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Nghị định này, Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại còn có trách nhiệm thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại; thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.

Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của UBND cấp xã. Theo đó, UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mai để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh

Theo Nghị định, cá nhân hoạt động thương mai độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và các pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, còn phải cung cấp đúng, đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và pháp luật khác có liên quan; đổi hàng hóa hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp không bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng như thông tin mà mình cung cấp.

Ngoài ra, phải chấp hành quyết định thu hồi hàng hóa trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp thuộc diện phải thu hồi và chịu chi phí để tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp hàng hóa phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo Chinhphu.vn