Theo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, mục tiêu sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lần lượt là 950.000 tấn và 2 triệu tấn.
Theo Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, mục tiêu sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lần lượt là 950.000 tấn và 2 triệu tấn.
Cụ thể, đến năm 2020 phấn đấu sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7% năm.
Tương tự, sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950 nghìn tấn với tốc độ tăng trưởng khoảng 3,3%/năm. Giá trị thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa tăng trưởng bình quân 5,8%/năm.
Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đạt 2,13 triệu tấn sản phẩm/năm, hệ thống kho lạnh đạt công suất 1,1
Chế biến thủy sản được xác định là động lực phát triển cho các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản. |
Phân bố năng lực chế biến thủy sản theo 4 vùng lãnh thổ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năng lực chế biến được phân bố theo vùng lãnh thổ trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng về nguồn cung cấp nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Cụ thể phân bố năng lực chế biến thủy sản theo 4 vùng lãnh thổ.
Thứ nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
Thứ hai là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, sẽ xây dựng Đà Nẵng và Khánh Hòa thành hai trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
Thứ ba là vùng Đông Nam Bộ với thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu là hai trung tâm chế biến thủy sản của vùng.
Thứ tư, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng Cần Thơ thành trung tâm thủy sản của vùng với các khu chế biến sâu, công nghệ cao và kết nối với các trung tâm chế biến vệ tinh khác trong vùng như: hải sản ở Kiên Giang; cá tra ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ; tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre.
Phát triển và giữ vững các thị trường truyền thống
Để thực hiện quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định rõ các giải pháp thực hiện, trong đó có giải pháp về thị trường tiêu thụ.
Đối với thị trường xuất khẩu, ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế biến sâu.
Tập trung phát triển và giữ vững các thị trường truyền thống, các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản... và các thị trường mới như Trung Quốc, Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ.
Bên cạnh đó, chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị.
Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, đầu tư phát triển thị trường trong nước, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần ổn định sản xuất khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Theo Chinhphu.vn