Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được áp dụng từ ngày 1-5-2011.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được áp dụng từ ngày 1-5-2011.
HĐĐT gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng... |
HĐĐT gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
HĐĐT là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy, nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử. |
Trước khi sử dụng HĐĐT, tổ chức khởi tạo HĐĐT phải lập Thông báo phát hành HĐĐT gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
6 nội dung của HĐĐT
Theo quy định, HĐĐT phải có 6 nội dung sau:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Đặc biệt, một số trường hợp HĐĐT không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Chỉ được chuyển đổi 1 lần sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Bộ Tài chính quy định, HĐĐT có thể được chuyển sang hóa đơn giấy. Cụ thể, người bán hàng hóa được chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 1 lần. HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định cụ thể và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Còn người mua, người bán được chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo Luật Kế toán.
Người bán lựa chọn sử dụng HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thì người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng HĐĐT, cách thức truyền nhận HĐĐT giữa người bán và người mua.
Theo Chinhphu.vn