Theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ, các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng thì đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.
Theo Nghị định 21/2011/NĐ-CP của Chính phủ, các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng thì đều phải được tiến hành dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.
Miễn giảm, thuế nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời mà trong nước chưa sản xuất được - Ảnh minh họa |
Nhãn năng lượng gồm hai loại: 1- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng. 2- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký chứng nhận lại.
Hỗ trợ hoạt động sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Nghị định cũng quy định rõ, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam được nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất.
Bên cạnh đó, phương tiện, thiết bị, phụ tùng, linh kiện tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo mà trong nước chưa sản xuất được thì được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế gồm: Phụ tùng, linh kiện để sản xuất phương tiện, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió;...
Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 15-5-2011.
Theo Chinhphu.vn