01:12, 20/12/2010

Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng VNĐ là 11,4%/năm

Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam sẽ tăng từ 9,6%/năm (theo quy định tại Quyết định số 3280/QĐ-BTC) lên 11,4%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tăng từ 6,0%/năm lên 6,6%/năm.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 203/2010/TT-BTC quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư, thay thế Quyết định số 3280/QĐ-BTC ngày 25-12-2009..

Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 11,4%/năm - Ảnh minh họa
Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 11,4%/năm - Ảnh minh họa

Theo đó, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam sẽ tăng từ 9,6%/năm (theo quy định tại Quyết định số 3280/QĐ-BTC) lên 11,4%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tăng từ 6,0%/năm lên 6,6%/năm.

Mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam là 2,4%/năm, đối với dự án vay vốn bằng ngoại tệ là 0,8%/năm (theo Quyết định số 3280/QĐ-BTC các mức này tương ứng là 2,2%/năm và 0,7%/năm)

Thông tư cũng nêu rõ, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư áp dụng cho các dự án ký hợp đồng lần đầu tiên kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (ngày 27-1-2011).

Theo phân tích của Vụ Tài chính Ngân hàng Bộ Tài chính, lãi suất tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu được điều chỉnh tăng để phù hợp với diễn biến xu hướng tăng của lãi suất cho vay trên thị trường (sau khi Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8%/năm lên 9%/năm), đồng thời giảm số cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng lãi suất lần này đảm bảo vẫn tuân thủ nguyên tắc xác định lãi suất trong Nghị định 151/2006/NĐ-CP và Nghị định 106/2008/NĐ-CP, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không tạo áp lực gia tăng dư nợ, áp lực về bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Bên cạnh đó, mức lãi suất cho vay ngoại tệ được điều chỉnh sát với thị trường để không tạo áp lực về ngoại tệ, tránh tình trạng đô la hoá.

Theo Chinhphu.vn