Lịch sử của một quốc gia, dân tộc là cội nguồn của sự phát triển qua nhiều thế hệ từ sơ khai đến hiện đại, tạo nên cho con người lòng tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ dân tộc, tiếp nối truyền thống gìn giữ và xây dựng đất nước.
Lịch sử của một quốc gia, dân tộc là cội nguồn của sự phát triển qua nhiều thế hệ từ sơ khai đến hiện đại, tạo nên cho con người lòng tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ dân tộc, tiếp nối truyền thống gìn giữ và xây dựng đất nước. Do vậy, những năm qua, công tác giáo dục lịch sử được chú trọng không chỉ trong nhà trường mà trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, tuy chưa được hệ thống nhưng các thế hệ con cháu cũng được ông bà, cha mẹ truyền thụ cho những kiến thức lịch sử cơ bản qua những câu chuyện thần thoại, cổ tích về các vị vua Hùng, Thánh Gióng đến những người anh hùng của đất nước thời hiện đại… Thế nhưng, hiện nay, các thế hệ học sinh, sinh viên, kể cả các bậc phụ huynh chưa coi trọng việc giáo dục kiến thức lịch sử. Tình trạng thiếu hiểu biết kiến thức lịch sử của học sinh, theo tôi có 2 lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, cách thức giáo dục lịch sử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tranh ảnh vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, xu hướng du nhập các loại phim ảnh của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã chiếm hết thời lượng phát sóng truyền hình. Các phim lịch sử Trung Quốc ở các triều đại như thời Đông Chu liệt quốc, Tam quốc, nhà Thanh (Khang Hy, Càn Long…) có nhiều tình tiết hay, lôi cuốn khán giả. Chính vì thế, nhiều học sinh, thậm chí cả phụ huynh còn hiểu rõ lịch sử Trung Quốc hơn là sử Việt. Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao không sản xuất phim lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ để phát sóng phục vụ cho mục đích giáo dục truyền thống, đạo đức và lòng tự hào dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước của thế hệ ông cha ta từ bao ngàn đời nay. Vẫn biết làm phim theo thể loại này rất khó và kén người xem, song cách làm hiện nay của các nhà làm phim Việt chưa phù hợp. Các phim lịch sử Việt còn nặng về nội dung, ít có cốt truyện hấp dẫn, tình tiết thì khô khan, cứng nhắc nên rất khó hấp thụ.
Cũng như phim ảnh, các thể loại truyện tranh vốn được các em thiếu nhi rất thích cũng không đóng vai trò gì nhiều trong việc giáo dục lịch sử. Truyện tranh nước ngoài có cốt truyện hay, hình ảnh sinh động, luôn thu hút đông đảo độc giả. Trong khi đó, các thể loại truyện lịch sử Việt Nam rất hiếm truyện hay, thiếu lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến việc hụt hẫng kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ ngày nay.
Thứ hai, nhìn từ công tác giáo dục. Có thể nói, công tác giáo dục môn Lịch sử ở nhà trường hiện nay có vấn đề, thể hiện ở chỗ số lượng học sinh học giỏi môn Lịch sử ngày càng ít. Mặt khác, nội dung chương trình nặng, tập trung nhiều vào lịch sử hiện đại và thiên về cách học vẹt khiến học sinh mất hứng thú. Vì vậy, đối với nhiều học sinh, thậm chí là phụ huynh, Lịch sử luôn chỉ là môn phụ dù nó có là môn thi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập của các giáo viên dạy các môn tự nhiên khác cao hơn nên tại các khoa Lịch sử, Địa lý các trường đại học, cao đẳng… liên tục thiếu hụt lượng đầu vào. Đây là thực trạng đã và đang diễn ra, vì thế rất cần những giải pháp cụ thể từ các cơ quan quản lý giáo dục để khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao vai trò dạy và học môn Lịch sử trong giáo dục học đường hiện nay.
Trên đây là 2 lý do cơ bản nhất mà theo người viết nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học sinh học kém môn Lịch sử hiện nay. Để khắc phục tình trạng trên cần phải có những chuyển biến tích cực từ công tác tuyên truyền và công tác quản lý giáo dục. Bên cạnh xây dựng chương trình phù hợp và hấp dẫn, xã hội, nhà trường cần xây dựng ý thức cho học sinh không được xem nhẹ bất cứ môn học nào từ lớp 1 đến lớp 12 trong nhà trường. Có như vậy, việc đảm bảo kiến thức lịch sử cho học sinh trước khi theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học mới thực sự ý nghĩa. Mặt khác, Nhà nước cũng cần khuyến khích các hoạt động sáng tác, xuất bản những tác phẩm văn hóa có giá trị lịch sử. Các tác phẩm này phải có nội dung hay, hấp dẫn, hình thức đẹp… Cùng với đó, đi sâu vào việc nghiên cứu thị hiếu để đáp ứng nhu cầu của người đọc, người xem. Có như vậy, những kiến thức lịch sử sẽ dần thấm vào mỗi
ĐỖ VĂN NHÂN