Đến nay, xã hội vẫn chưa có khái niệm đầy đủ về hội chứng “tự kỷ”. Có thể hiểu trẻ tự kỷ là trẻ có những rối loạn về quan hệ xã hội, hạn chế trong việc hiểu cũng như sử dụng lời nói, có những hành vi bất thường dẫn đến ảnh hưởng về nhiều mặt phát triển của trẻ.
Đến nay, xã hội vẫn chưa có khái niệm đầy đủ về hội chứng “tự kỷ” (TK). Có thể hiểu trẻ TK là trẻ có những rối loạn về quan hệ xã hội, hạn chế trong việc hiểu cũng như sử dụng lời nói, có những hành vi bất thường dẫn đến ảnh hưởng về nhiều mặt phát triển của trẻ.
Can thiệp sớm (CTS) cho trẻ TK nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung là những chỉ dẫn mang tính giáo dục cho trẻ và gia đình trẻ trước tuổi đi học nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và khả năng của trẻ để trẻ sớm hòa nhập cộng đồng. Đây là một quá trình lâu dài và mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên và phụ huynh. Tuy nhiên, tính hiệu quả của chương trình CTS phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi CTS của trẻ, trẻ càng nhỏ thì hiệu quả càng cao; kỹ năng ban đầu của trẻ khi tham gia chương trình CTS; cường độ can thiệp, thời gian can thiệp cho trẻ nhiều hay ít; kinh nghiệm của giáo viên cũng như sự quan tâm và phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
Từ những vấn đề trên cho thấy, yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng để CTS cho trẻ TK hiệu quả đó là việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Chẳng hạn như: Không giao tiếp bằng mắt, không biết bắt chước và không chơi với bạn, thích đơn độc, sử dụng đồ chơi một cách khác thường, hay đưa lên ngửi, gõ gây tiếng ồn, bận tâm dai dẳng tới một đồ vật, chậm nói, đối với trẻ nói được thì thường lặp lại lời nói một cách rập khuôn… Mà ở đây, bố mẹ và những người chăm sóc chính giữ vai trò chủ đạo.
Nhöng treân thöïc teá, nhieàu phuï huynh chưa nhìn nhận hội chứng TK một cách đúng đắn, nhiều người ngại hoặc không muốn nói con em mình bị TK. Theo quan điểm của bà Lê Thị Phụng, Phụ trách Trường Mầm non Chuyên biệt Tuệ Phước, TP. Nha Trang, việc phụ huynh nhìn nhận sự thật khi con em mắc hội chứng TK là vấn đề rất quan trọng, vì khi nhìn nhận ra sớm, trẻ được CTS sẽ giúp trẻ chuyển biến tốt và nhanh hơn. Phương pháp can thiệp ở đây chủ yếu là bằng công tác giáo dục, do thầy cô giáo được đào tạo qua khoa sư phạm giáo dục đặc biệt, theo giáo trình và kế hoạch riêng. Trong một số trường hợp trẻ quá kích động, khó ngủ hoặc có hành vi tự xâm hại thì có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Moät soá phụ huynh có trẻ học ở Trường Mầm non chuyên biệt Tuệ Phước cho biết: việc đưa trẻ TK đến trường CTS sẽ giúp trẻ nhanh hòa nhập với cộng đồng. Chẳng hạn trường hợp cháu Lê Đoàn Trí N., sinh 2006, khi cháu hơn 2 tuổi có biểu hiện chậm nói, không giao tiếp mắt, hay nổi cáu, mất tập trung… Mẹ cháu N. cho rằng cháu có biểu hiện bị TK, có ý định đưa đến trường can thiệp, nhưng ông bà nội của cháu phản ứng quyết liệt, cho rằng cháu không có bệnh. Đến khi cháu 4 tuổi, hành vi càng lúc càng bất thường làm đảo lộn cuộc sống gia đình, lúc đó ông bà mới chấp nhận cho cháu đi can thiệp. Sau một năm can thiệp, đến nay cháu có thể giao tiếp với mọi người, biết được hầu hết các sự vật xung quanh, không còn chạy nhảy như trước. Hay trường hợp cháu Nguyễn Thị Bảo H., sinh 2007, chậm phát triển trí tuệ, khi cháu 3 tuổi vẫn không biết nói, trong gia đình có người cho rằng cháu chậm phát triển, có người bảo không. Bố mẹ cháu quyết định đưa cháu đến trường nhờ thầy cô can thiệp. Một tháng sau, có lần bố cháu đến đón, cô giáo bảo cháu chào ba, cháu “ạ ba” làm bố cháu ngỡ ngàng đến chảy nước mắt vì mừng…
Phu huynh cần phát hiện sớm và đánh giá đúng khả năng, nhu cầu hiện tại của trẻ (nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, kỹ năng tự phục vụ…), nếu trẻ bị hạn chế về lĩnh vực nào thì cần hỗ trợ ngay lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc đặt mục tiêu can thiệp cá nhân cho trẻ, thống nhất phương pháp, trao đổi về những điểm mạnh, điểm yếu, biểu hiện của trẻ ở trường cũng như ở nhà nhằm tạo cho trẻ một môi trường giáo dục và vui chơi thích hợp nhất. Có như vậy, việc chăm sóc và giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao. Mặt khác, đối với các bậc phụ huynh: khi thấy các cột mốc phát triển của con em mình chậm hơn so với trẻ bình thường thì nên đưa trẻ đến bác sĩ, hoặc cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ có nhu cầu đặt biệt để được tư vấn, không nên tránh né để trẻ mất cơ hội CTS, để hòa nhập cộng đồng.
Lệ Hằng - Thanh Hương