10:02, 29/02/2020

Một người tử vong do ăn ốc bùn bóng

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa qua bệnh viện tiếp nhận một gia đình 3 người (ở Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) bị ngộ độc do ăn ốc biển, nghi loại ốc bùn bóng (hay còn gọi là ốc răng cưa).
 

 

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa qua bệnh viện tiếp nhận một gia đình 3 người (ở Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) bị ngộ độc do ăn ốc biển, nghi loại ốc bùn bóng (hay còn gọi là ốc răng cưa).
 
 
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, tối 27-2, sau khi ăn ốc luộc, 3 mẹ con chị V.T.A. cảm thấy bị tê chân tay, buồn nôn… nên được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. Tuy các bác sĩ của bệnh viện đã tích cực cứu chữa, nhưng do bị ngộ độc nặng, sau 1 ngày nhập viện chị V.T.A đã tử vong. Riêng hai người con sức khỏe đã tạm ổn và đã được xuất viện vào sáng 29-2.

 

Y tá Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang chăm sóc cho bệnh nhân bị ngộ độc nặng do ăn ốc bùn bóng
Y tá Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa chăm sóc cho bệnh nhân bị ngộ độc nặng do ăn ốc bùn bóng
 
Các bác sĩ điều trị cho biết, bình quân mỗi năm bệnh viên tiếp nhận 4-5 trường hợp bị ngộ độc nặng do ăn ốc bùn bống. Nguyên nhân do độc tố Tetrodotoxin có trong ốc bùn bống là loại độc tố thần kinh cực mạnh, cấu trúc khá đặc biệt nên độc tố này không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao.
 
Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi ăn phải loại ốc này là trong vòng 20 phút đến 3 giờ có cảm giác tê, rát ở môi và đầu lưỡi, sau đó lan dần đến chân tay, đầu, nôn mửa, loạng choạng… có thể tử vong sau 30 phút hoặc 8 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. Được biết độc tố Tetrodotoxin không phải do ốc bùn bóng sản sinh ra mà do một số loài vi khuẩn cộng sinh sinh ra.
 
Vì thế, các bác sĩ khuyên không phải loại ốc nào người dân cũng ăn được, trước khi ăn, cần nhận dạng từng loại để tránh bị ngộ độc. Sau khi ăn bất cứ loại ốc biển nào mà có triệu chứng mô tả như trên, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
 
 
C.Đan