Tôi nhận thấy, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chuyển sang ghi nhận chung thay vì chi tiết đối với “các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Ngày 27/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, ngoài ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương các cơ quan, tổ chức về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (dự thảo Nghị quyết), số lượng người dân trực tiếp góp ý trên ứng dụng VNeID ngày càng tăng.
Hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, dự thảo đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức; khẳng định vai trò trung tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là một sự kiện chính trị pháp lý trọng đại, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý và toàn xã hội.
Ngày 5-5-2025, Quốc hội khóa XV đã thảo luận và thông qua Nghị quyết số 194/2025/QH15 với 452 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 100% số đại biểu có mặt và 94,56% tổng số đại biểu Quốc hội).
Chiều 22/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ủy ban.
Chiều 19-5, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013. Các ông: Nguyễn Văn Thiện - Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Đặng Ngọc Minh - Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.
Sở Tư pháp Khánh Hòa vừa ban hành văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức lấy ý kiến và xây dựng báo cáo góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 (viết tắt là dự thảo Nghị quyết).