09:09, 20/09/2021

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Ông A cho tôi thuê căn nhà để kinh doanh. Trước đó, ông A thế chấp căn nhà cho ngân hàng để vay vốn làm ăn. Thời gian gần đây, ông A không thanh toán được nợ nên ngân hàng đòi lấy nhà. Vậy, trong trường hợp ngân hàng lấy nhà mà hợp đồng thuê nhà giữa tôi và ông A vẫn còn thì xử lý ra sao?

. Hỏi: Ông A cho tôi thuê căn nhà để kinh doanh. Trước đó, ông A thế chấp căn nhà cho ngân hàng để vay vốn làm ăn. Thời gian gần đây, ông A không thanh toán được nợ nên ngân hàng đòi lấy nhà. Vậy, trong trường hợp ngân hàng lấy nhà mà hợp đồng thuê nhà giữa tôi và ông A vẫn còn thì xử lý ra sao?


(Phạm Công Hoàng - Nha Trang)


. Trả lời: Vấn đề ông hỏi được quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự về hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Theo đó, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.


Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của bộ luật này và luật khác có liên quan.


Trong trường hợp này, khi ngân hàng nhận thế chấp căn nhà của ông A thì đã phát sinh hiệu lực đối kháng với ông (tức là người thuê lại căn nhà đó). Như vậy, khi có tình huống xảy ra, thì phía ngân hàng được quyền truy đòi căn nhà đã thế chấp và được quyền thanh toán.


Quy định này được quy định rõ hơn tại Nghị định 21/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.


TKTS