06:07, 05/07/2013

Tài nguyên du lịch ít được quan tâm

Lâu nay, khi nói đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, mọi người thường nghĩ ngay đến du lịch biển, đảo. Nhưng bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên du lịch gắn với các di sản văn hóa phi vật thể phong phú đang rất cần được quan tâm đầu tư…

Lâu nay, khi nói đến du lịch (DL) Nha Trang - Khánh Hòa, mọi người thường nghĩ ngay đến DL biển, đảo. Nhưng bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên DL gắn với các di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể phong phú đang rất cần được quan tâm đầu tư…


Sắc màu di sản văn hóa phi vật thể


Nha Trang - Khánh Hòa từ lâu đã được gắn với những mỹ từ như: Thành phố bên bờ biển xanh; chiếc boong tàu đầy nắng; lẵng hoa tươi rực rỡ bên bờ biển Đông... Nhưng không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trữ tình, điều kiện khSự phong phú, đa dạng, độc đáo của các loại hình DSVH phi vật thể xứ Trầm Hương được các chuyên gia về DL đánh giá là một nguồn tài nguyên vô giá nếu biết cách khai thác. Bởi sự gắn kết giữa DL với các DSVH phi vật thể này không chỉ làm lợi cho ngành DL, mà qua hoạt động DL còn góp phần quảng bá, giới thiệu những di sản này đến rộng rãi hơn với du khách, thu hút sự chú ý của cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Nguồn thu từ hoạt động DL nếu được sử dụng hợp lý sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn, phát huy các loại hình DSVH phi vật thể, góp phần nâng cao giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương; tạo việc làm, nâng cao ý thức của cộng đồng về những giá trị của DSVH phi vật thể đang nắm giữ. Lợi ích thấy rõ, nhưng khai thác DSVH phi vật thể như thế nào trong tiến trình phát triển DL Khánh Hòa?í hậu thuận lợi, nơi đây còn lưu dấu nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, công trình kiến trúc độc đáo từ xưa để lại. Đặc biệt, “phần hồn” của những di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật, địa điểm tôn giáo tín ngưỡng là những DSVH phi vật thể vẫn còn hiện hữu. Điểm lại sắc màu DSVH phi vật thể của xứ Trầm Hương, chúng ta thấy được sự phong phú, đa dạng về loại hình, quy mô, chiều sâu lịch sử. Chẳng hạn, lễ hội cầu ngư của cư dân các làng biển; lễ bỏ mả của đồng bào Raglai ở vùng miền núi; lễ hội Tháp Bà Ponagar thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Việt - Chăm. Ở loại hình diễn xướng dân gian có các làn điệu hát văn, múa bóng, kể sử thi Raglai, dân ca bài chòi, sân khấu tuồng. Khánh Hòa còn là nơi có nghề khai thác yến sào, có các làng chiếu Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa), làng gốm Lư Cấm chuyên làm bếp lò bằng đất nung ở TP. Nha Trang, làng đúc đồng Phú Lộc (huyện Diên Khánh); những món ăn như bánh canh chả cá, bún cá, nem Ninh Hòa từ lâu cũng đã trở thành nét văn hóa riêng của người Khánh Hòa.

 

1
Lễ hội Tháp Bà Ponagar - một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.


Thách thức với du lịch

 

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng: DSVH phi vật thể là “di sản sống” tồn tại trong lòng cộng đồng và có khả năng tự tái tạo. Vì thế, khai thác DSVH phi vật thể để phát triển DL được coi là xu thế thích hợp trong việc phát triển DL một cách bền vững trong thời đại ngày nay.

Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, hiện nay, việc khai thác các DSVH phi vật thể để phát triển DL đang được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hàm lượng chất văn hóa từ những di sản này vào trong các sản phẩm DL vẫn chưa nhiều và chưa mang đến thành công như mong đợi. Ngoài những khó khăn mang tính khách quan như việc các lễ hội dân gian thường diễn ra ở những nơi du khách khó tiếp cận do giao thông khó khăn; thời điểm tổ chức thường vào mùa thấp điểm của DL... nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác chưa hiệu quả vẫn nằm ở yếu tố chủ quan của con người. Đó là việc nhiều lễ hội bị sân khấu hóa để phục vụ du khách nên không còn giữ được sự sinh động vốn có trong sinh hoạt cộng đồng; việc biểu diễn một số loại hình diễn xướng dân gian chưa chuyên nghiệp càng khiến việc tiếp cận của du khách gặp khó khăn; các làng nghề thủ công truyền thống mới chỉ dừng lại ở mức độ giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà chưa có sự đầu tư gắn kết với DL. “Đến Nha Trang, tôi rất muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của các bạn. Đó không chỉ là những di tích hữu hình mà quan trọng hơn là tôi muốn biết tâm hồn của các bạn thông qua những lễ hội, trò diễn dân gian, nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thấy thỏa mãn”, anh Andrei Vochin, du khách Nga cho biết.


Vậy cần làm gì để gắn kết các DSVH phi vật thể với việc phát triển loại hình DL văn hóa? Đã đến lúc chúng ta cần phải xác định được cho mình lễ hội thích hợp nhất để đầu tư thành sản phẩm DL. Từ đó có phương án trùng tu, tôn tạo di tích liên quan đến lễ hội, nâng cấp hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất phục vụ lễ hội. Cần có sự phân biệt rõ nhóm diễn xướng dân gian phải bảo tồn nguyên trạng trong các không gian văn hóa truyền thống với nhóm diễn xướng dân gian có thể biểu diễn ở nhiều nơi nhằm phục vụ du khách. Các làng nghề truyền thống nên hướng tới việc phát triển gắn liền với DL, thậm chí mỗi làng nghề nên thành lập ban quản lý DL để góp phần điều phối các hoạt động DL trong làng, đồng thời nên có sự khuyến khích đối với những cơ sở DL có hoạt động của làng nghề... Phát triển DL DSVH phi vật thể chính là chúng ta đang hướng tới việc phát triển DL Khánh Hòa trên cả hai bình diện: DL biển, đảo và DL văn hóa.


Nhân Tâm