02:01, 20/01/2021

Giảm ho hiệu quả bằng 4 nguyên

Ho thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa ở cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh thuốc thì những biện pháp tự nhiên cũng sẽ hỗ trợ giảm ho và loãng đờm hiệu quả.
 

Ho thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa ở cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh thuốc thì những biện pháp tự nhiên cũng sẽ hỗ trợ giảm ho và loãng đờm hiệu quả.
 
Mật ong có thể thay thế thuốc ho
 
Các nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong là một vị thuốc ho tự nhiên hữu hiệu, có tác dụng giảm ho tương tự như Dextromenthorphan – một loại thuốc tây y chữa ho hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều khoáng chất như vitamin A, E, C và canxi, sắt… giúp chống viêm và giảm thời gian tác động của vi khuẩn lên cơ thể.
 
Bạn có thể kết hợp mật ong cùng vài giọt nước chanh và khuấy đều trong nước ấm, áp dụng uống cho cả người lớn và trẻ em. Để giảm ho và long đờm hiệu quả, bạn chỉ cần một thìa mật ong nguyên chất và uống 3 lần/ ngày.
 
Chanh, quất giúp chống viêm hiệu quả
 
Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của chanh tăng cường miễn dịch và ngăn sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm ho hữu hiệu. Chanh cũng có tính chống viêm và kháng khuẩn tốt cho cơ thể.
 
Cách làm thông dụng nhất với chanh đó là kết hợp chanh cắt lát và muối để ngậm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chanh đào với mật ong và hấp cách thuỷ. Cách này không chỉ thực hiện nhanh mà lại có tác dụng trị ho hiệu quả.

 

Chanh là nguyên liệu hữu hiệu để trị ho, loãng đờm. Đồ hoạ: Phương Linh
Chanh là nguyên liệu hữu hiệu để trị ho, loãng đờm. Đồ hoạ: Phương Linh

 

Một lưu ý với những người bị dị ứng với trái cây thuộc họ cam, viêm loét dạ dày hoặc bị các vấn đề về thận thì không nên sử dụng chanh để giảm ho.
 
Tương tự như chanh, quất cũng có công dụng giúp giảm ho, loãng đờm. Trong quả quất chứa nhiều pectin và các vitamin có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
 
Quất ngâm với một chút muối có thể để ngậm hoặc uống. Bạn cũng có thể làm siro bằng cách hấp cách thuỷ quất với đường phèn, uống vào rất tốt cho việc chữa ho.
 
Gừng kháng viêm cho cổ họng
 
Trong gừng tươi chứa nhiều hoạt chất như tinh dầu zingiberen, tinh bột, axit amin,… có giá trị dinh dưỡng khá cao và giúp kháng khuẩn cho đường hô hấp, giúp giảm ho hiệu quả. Gừng còn chứa chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm, sẽ giúp cho cổ họng bớt sưng tấy và giảm những cơn ho.
 
Ngoài ra, gừng có tính kháng histamin, giúp bạn giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp như hen phế quản, bệnh suyễn…

 

Kết hợp gừng với mật ong hoặc giã nhuyễn gừng tươi và lấy nước uống sẽ có công dụng chữa ho hiệu quả. Đồ hoạ: Phương Linh
Kết hợp gừng với mật ong hoặc giã nhuyễn gừng tươi và lấy nước uống sẽ có công dụng chữa ho hiệu quả. Đồ hoạ: Phương Linh

 

Tuy nhiên, gừng không được khuyến cáo sử dụng cho người mắc bệnh trĩ, xuất huyết hay bị các bệnh về dạ dày và gan. Phụ nữ có thai hoặc người có thân nhiệt cao cũng không nên dùng gừng thường xuyên và lâu dài.
 
Lá hẹ giúp kháng sinh
 
Trong nguyên liệu tự nhiên này có chứa chất sunfua, saponin, chất đắng và hoạt chất odorin có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ với nhiều loại vi khuẩn.
 
Lá hẹ cũng có thể dùng dưới dạng hấp chín, không được đun sôi sẽ làm mất tác dụng kháng sinh. Có thể giã nát lá hẹ và vắt lấy nước uống, giúp chữa ho đờm hữu hiệu cho cả người lớn và trẻ em.
 
Theo Lao động