01:01, 16/01/2020

Viện Hải dương học tiếp nhận 2 cá thể cá sấu Hoa Cà

Viện Hải dương học (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) vừa tiếp nhận 2 cá thể cá sấu Hoa Cà (Crocodylus porosus) do Công ty cổ phần Dịch vụ Du Lịch Phú Thọ (TP. Hồ Chí Minh) trao tặng. 

Viện Hải dương học (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) vừa tiếp nhận 2 cá thể cá sấu Hoa Cà (Crocodylus porosus) do Công ty cổ phần Dịch vụ Du Lịch Phú Thọ (TP. Hồ Chí Minh) trao tặng. Sau khi tiếp nhận, 2 cá thể này được đưa vào khu vực rừng ngập mặn nhân tạo của viện để nuôi dưỡng.

 

Đây là 2 cá thể cái đã trưởng thành, được sinh sản trong điều kiện nhân tạo, có kích thước chiều dài đạt gần 3 m. Trước đó, Viện Hải dương học cũng đã tiếp nhận và nuôi giữ 2 cá sấu Hoa Cà chưa trưởng thành do một doanh nghiệp trao tặng. Việc nuôi dưỡng cá sấu Hoa Cà của viện vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, đồng thời làm phong phú, đa dạng thêm mẫu vật của Bảo tàng Viện Hải dương học. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức cho cộng đồng về bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

 

Sau khi tiếp nhận cá sấu được thả nuôi khu vực rừng ngập mặn nhân tạo của Viện Hải dương học
Sau khi tiếp nhận cá sấu được thả nuôi khu vực rừng ngập mặn nhân tạo của Viện Hải dương học

 

Cá sấu Hoa Cà là loài bò sát lớn nhất thế giới, có thể dài đến 7m, nặng 1.2 tấn, sống được trong môi trường nước mặn và nước ngọt, thường định cư ở các rừng ngập mặn cửa sông, các vùng đồng bằng, đầm phá... Ở Việt Nam, cá sấu Hoa Cà phân bố chủ yếu ở các vùng rừng ngập mặn của Vũng Tàu, Cần Thơ Kiên Giang, Phú Quốc, Côn Đảo. Hiện nay số lượng cá sấu Hoa Cà đã bị tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên và bị nghiêm cấm mọi hoạt động săn bắn, buôn bán.

 

Được biết, qua gần 100 năm hình thành và phát triển, hiện nay Bảo tàng Viện Hải dương học đang lưu giữ và bảo tồn gần 20.000 mẫu của hơn 5.000 loài sinh vật ở biển Đông và các vùng lân cận ở vùng biển Việt Nam. Hàng năm, Bảo tàng thu hút trên 400.000 lượt khách tham quan.

 

T.Ly