11:01, 10/01/2020

Nguy cơ gây hại sức khỏe khi ăn thức ăn thừa

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, không ít người mắc sai lầm trong việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm, đồ ăn thừa... Điều này không chỉ làm thực phẩm hỏng mà còn gây hại cho sức khỏe.

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, không ít người mắc sai lầm trong việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm, đồ ăn thừa... Điều này không chỉ làm thực phẩm hỏng mà còn gây hại cho sức khỏe.

 

Thức ăn thừa cần bảo quản đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập
Thức ăn thừa cần bảo quản đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập

 

Ngộ độc thực phẩm
 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn phát triển trong thực phẩm ở nhiệt độ 4,4-60 độ C. Nếu bạn sử dụng thức ăn thừa không được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn. Thực phẩm hỏng có thể biến thành rất nhiều loại độc tố. 
 
Rối loạn tiêu hóa
 
Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tiêu hóa và chứng khó tiêu. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn sẽ khiến cho thực phẩm đã bị lên men ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Không bao giờ sử dụng những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng để ở nhiệt độ phòng bình thường hơn 2 giờ.
 
Đau bụng
 
Đau bụng có thể do sự hình thành khí và co thắt ruột khi bạn ăn thức ăn thừa. Thực phẩm bảo quản lạnh đun lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm và có liên quan tới đau bụng. 
 
Buồn nôn - tiêu chảy
 
Nếu thức ăn bị hỏng, nó có thể khiến cơ thể buồn nôn hoặc nặng hơn sẽ làm bạn bị tiêu chảy không ngừng. Bởi thức ăn thừa thường sẽ tạo ra lượng muối nitrit, một dạng rất độc khi kết hợp cùng protein trong cơ thể hoặc thức ăn ăn cùng.
 
Những cách bảo quản thức ăn thừa an toàn, đúng cách:
 
- Nhiệt độ an toàn để hâm lại thức ăn thừa: Thức ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5°C và hâm nóng tới nhiệt độ ít nhất là 60°C. Bảo quản ở nhiệt độ trên 5ºC hay hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp hơn 60°C đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn và nhân lên.
 
- Dọn tủ lạnh thường xuyên: Bạn không nên để tủ lạnh quá đầy. Khí lạnh cần có không gian để lưu thông giúp thực phẩm trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và không bị hỏng. 
 
- Cất đồ ăn vào tủ lạnh sớm: Trong vòng 2 giờ sau khi nấu, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh. 
 
- Cách bảo quản một số món ăn: món thịt cần được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày; cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi nấu và không nên giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày.
 
Theo An ninh Thủ đô