Hỏi: Cách đây 2 năm, bố mẹ tôi có cho một công ty tại TP. Hồ Chí Minh thuê mặt bằng. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết pháp luật, bố mẹ tôi không kiểm tra tư cách người đại diện công ty để ký hợp đồng. Lúc đó, công ty đã cử một vị phó trưởng phòng kinh doanh đứng tên ký hợp đồng. Đến nay, bố mẹ tôi mới biết người này không đủ tư cách đại diện cho công ty. Công ty giải thích với gia đình rằng, hợp đồng này vô hiệu do người ký không đủ tư cách đại diện cho công ty. Vậy xin hỏi quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?
(Phạm Thị Hải-Nha Trang)
Hỏi: Cách đây 2 năm, bố mẹ tôi có cho một công ty tại TP. Hồ Chí Minh thuê mặt bằng. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết pháp luật, bố mẹ tôi không kiểm tra tư cách người đại diện công ty để ký hợp đồng. Lúc đó, công ty đã cử một vị phó trưởng phòng kinh doanh đứng tên ký hợp đồng. Đến nay, bố mẹ tôi mới biết người này không đủ tư cách đại diện cho công ty. Công ty giải thích với gia đình rằng, hợp đồng này vô hiệu do người ký không đủ tư cách đại diện cho công ty. Vậy xin hỏi quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào?
(Phạm Thị Hải-Nha Trang)
Trả lời: Vấn đề bà hỏi được quy định tại điều 142 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
(1) Người được đại diện đã công nhận giao dịch; (2) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; (3) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Luật gia Minh Hương