08:10, 10/10/2021

Có bị xử lý nhà để trả nợ khi bảo lãnh vay tiền ngân hàng?

Em tôi mở công ty từ năm 2018. Lúc ấy, em tôi nhờ ba mẹ ký vào một số giấy tờ để vay tiền ngân hàng. Nay mới biết là giấy cam kết thế chấp nhà của cha mẹ tôi. Do kinh tế khó khăn, em tôi không thể trả nợ nên ngân hàng đã có thông báo xử lý tài sản thế chấp là căn nhà của cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi từ đầu không biết là ký giấy bảo lãnh mà chỉ nghĩ ký giấy để tạo điều kiện cho em tôi vay vốn. Vậy xin hỏi trường hợp này ngân hàng có xử lý nhà cha mẹ tôi?


(Trần Đức, Nha Trang)

Hỏi: Em tôi mở công ty từ năm 2018. Lúc ấy, em tôi nhờ ba mẹ ký vào một số giấy tờ để vay tiền ngân hàng. Nay mới biết là giấy cam kết thế chấp nhà của cha mẹ tôi. Do kinh tế khó khăn, em tôi không thể trả nợ nên ngân hàng đã có thông báo xử lý tài sản thế chấp là căn nhà của cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi từ đầu không biết là ký giấy bảo lãnh mà chỉ nghĩ ký giấy để tạo điều kiện cho em tôi vay vốn. Vậy xin hỏi trường hợp này ngân hàng có xử lý nhà cha mẹ tôi?


(Trần Đức, Nha Trang)


Trả lời: Trong trường hợp này, do cha mẹ ông đã ký vào giấy tờ bảo lãnh dùng tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng bảo đảm khoản vay của công ty của em ông. Vì thế, cho dù cha mẹ ông có cho rằng không có ý định thế chấp nhà để bảo lãnh nhưng trên hồ sơ vay đã thể hiện rõ thì giấy tờ bảo lãnh vẫn có giá trị pháp lý. Về việc này, cha mẹ ông có quyền khởi kiện em trai ông về việc thiếu minh bạch trong quá trình làm thủ tục vay ngân hàng.


Điều 299 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vì thế, đến thời điểm này, nếu công ty của em ông không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu trả nợ mà không phụ thuộc kết quả tranh chấp giữa cha mẹ ông và em ông. Theo quy định thì căn nhà đó sẽ bị xử lý để trả nợ cho ngân hàng. Các thủ tục pháp lý sẽ được tiến hành theo các quy định về tố tụng dân sự.


Trong trường hợp này, nếu công ty của em ông gặp khó khăn do dịch bệnh thì có thể làm đơn đề nghị ngân hàng giãn nợ. Tuy nhiên, em ông vẫn phải có phương án trả nợ ngân hàng thì mới không bị khởi kiện ra tòa.


TKTS