10:08, 09/08/2020

Bí ẩn về những người miễn nhiễm với SARS-CoV-2

Báo cáo được công bố gần đây trên tạp chí Nature Reviews Immunology đưa ra giả thuyết rằng: Một tỷ lệ lớn trong dân số dường như có các tế bào miễn dịch trong cơ thể có khả năng nhận biết virus SARS-CoV-2, qua đó cho cơ thể họ sức mạnh ngăn ngừa nhiễm bệnh, dù họ không hề hay biết về điều này.

Báo cáo được công bố gần đây trên tạp chí Nature Reviews Immunology đưa ra giả thuyết rằng: Một tỷ lệ lớn trong dân số dường như có các tế bào miễn dịch trong cơ thể có khả năng nhận biết virus SARS-CoV-2, qua đó cho cơ thể họ sức mạnh ngăn ngừa nhiễm bệnh, dù họ không hề hay biết về điều này.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


Đối với các bệnh nhân mắc COVID-19, chúng ta biết một số nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ diễn tiến xấu, thậm chí dẫn đến tử vong, đó là khi họ trên 60 tuổi; bị thừa cân hoặc béo phì; mắc một hoặc nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc phổi và ung thư…

Ở chiều ngược lại, một số người thực sự đang sở hữu một "tấm khiên" đặc biệt, phần nào che chắn họ trước sự tấn công của "quả cầu gai" COVID-19.

Báo cáo được công bố gần đây trên tạp chí Nature Reviews Immunology đưa ra giả thuyết rằng: Một tỷ lệ lớn trong dân số dường như có các tế bào miễn dịch trong cơ thể có khả năng nhận biết virus SARS-CoV-2, qua đó cho cơ thể họ sức mạnh ngăn ngừa nhiễm bệnh, dù họ không hề hay biết về điều này.

Một trong những tác giả của nghiên cứu trên, nhà khoa học Alessandro Sette làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu vaccine và bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Miễn dịch La Jolla (Mỹ) cho biết: "Những gì chúng tôi đã phát hiện đó là trong số những người chưa từng phơi nhiễm SARS-CoV-2, có khoảng 50% trường hợp có khả năng tạo ra phản ứng tế bào T chống lại virus”.

Có 3 loại tế bào T được cơ thể sản sinh ra sau khi bị nhiễm virus để có thể giúp cơ thể chúng ta chống lại sự nhiễm bệnh trong tương lai từ khi virus này tái xâm nhập.

Một trong những tế bào T này giúp cơ thể dễ dàng nhận diện kẻ xâm nhập này trong trường hợp chúng lại "gõ cửa", trong khi tế bào T khác truy tìm và phá hủy các tế bào chủ bị nhiễm bệnh và tế bào T còn lại hỗ trợ cơ thể phòng bệnh theo những cách khác.

Đó là những tế bào T giống như những tế bào đã phản ứng với virus SARS-CoV-2 mà nhà khoa học Alessandro Sette và người cộng sự Shane Crotty đã phát hiện ra một cách khá tình cờ trong máu của những người đã được thu thập mẫu máu cách đây vài năm - từ trước khi đại dịch này bùng phát.

Các nhà khoa học này đang thực hiện một thí nghiệm với máu của những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19. Vì các nghiên cứu cần "một sự kiểm soát âm tính" để so sánh với máu của những bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục, nên họ đã chọn mẫu máu từ những người khỏe mạnh được thu thập ở San Diego trong giai đoạn 2015-2018.

Ông Sette giải thích: "Những người này không thể nào từng phơi nhiễm SARS-CoV2. Và khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm đối với họ... hóa ra sự kiểm soát âm tính lại không quá tiêu cực: Khoảng 50% số các trường hợp này có phản ứng tế bào T chống lại virus. Shane và tôi đã xem qua dữ liệu, chúng tôi đã xem xét nó từ mọi góc độ và phản ứng này thực sự có thật. Những người chưa từng phơi nhiễm virus này vẫn có thể có một số phản ứng tế bào T chống lại virus”.

Nghiên cứu nói trên đã được đăng trên tạp chí khoa học Cell số xuất bản cuối tháng 6 vừa qua. Hai nhà khoa học Sette và Crotty đã lưu ý trong báo cáo nghiên cứu này rằng họ không phải là những người duy nhất đã phát hiện ra thực tế này.

Ông Sette nhấn mạnh: “Điều đó đã được xác nhận ở các châu lục khác nhau, các phòng thí nghiệm khác nhau với các kỹ thuật khác nhau, đó là một trong những đặc điểm nổi bật khi bạn bắt đầu thực sự tin rằng một cái gì đó có cơ sở khoa học bởi vì nó được tìm ra bởi các nghiên cứu khác nhau và các phòng thí nghiệm khác nhau”.

Các nhà khoa học suy đoán rằng sự nhận biết của tế bào T đối với virus SARS-CoV-2 có thể xuất phát từ việc phơi nhiễm một trong 4 chủng virus Corona mà chúng ta từng biết, vốn gây ra chứng cảm lạnh thông thường ở hàng triệu người mỗi năm.

Theo Tiến sỹ Bruce Walker, một nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm - người từng dành phần lớn thời gian để nghiên cứu về miễn dịch ở người, phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu một loại vaccine khác, tương tự như những loại vaccine hiện đang được sử dụng để phòng một số bệnh ung thư nhất định.

Theo chinhphu