10:04, 11/04/2019

Lần đầu tiên chụp được hố đen trong vũ trụ

Đó là một vầng hào quang gồm bụi và khí, vạch ra hình dáng của một hố đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà M87, nằm cách trái đất 55 triệu năm ánh sáng.
 

 
Ngày 10/4, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã công bố bức ảnh đầu tiên về hố đen, được chụp thông qua dự án Kính viễn vọng  Event Horizon.
 
Bức ảnh cho thấy một vầng hào quang gồm bụi và khí, vạch ra hình dáng của một hố đen khổng lồ ở trung tâm thiên hà M87, nằm cách trái đất 55 triệu năm ánh sáng.
 

 

Hố đen được chụp có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất ba triệu lần và nằm cách chúng ta tới 55 triệu năm ánh sáng.

Hố đen được chụp có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất ba triệu lần và nằm cách chúng ta tới 55 triệu năm ánh sáng.

 
Hình ảnh hố đen vừa được công bố được chụp từ 8 kính viễn vọng trên toàn cầu - từ các núi lửa ở Hawaii (Mỹ) đến sa mạc Atacama ở Chile, đến tận Nam Cực và châu Âu. Các kính viễn vọng này đã tham gia vào các cuộc quan sát từ năm 2017.
 
Hố đen được chụp lần này có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất ba triệu lần và nằm cách chúng ta nhiều nghìn tỷ km. Các hố đen được hình thành từ những gì còn lại của một ngôi sao lớn sau khi chết đi trong một vụ nổ tân tinh.
 
Các nhà khoa học cho rằng, có thể có hàng tỷ hố đen trong dải ngân hà./.
 
Theo VOV