Hỏi: Theo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án thì đối tượng là người hiểu biết phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên, vậy già làng ở địa phương chúng tôi có thể được bổ nhiệm làm công việc này?
Cao Nghĩa (huyện Khánh Sơn)
Hỏi: Theo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án thì đối tượng là người hiểu biết phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư có thể được bổ nhiệm làm hòa giải viên, vậy già làng ở địa phương chúng tôi có thể được bổ nhiệm làm công việc này?
Cao Nghĩa (huyện Khánh Sơn)
Trả lời: Một trong số các điều kiện để được bổ nhiệm làm hòa giải viên được Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án quy định có đối tượng là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Làm rõ các khái niệm này, tại văn bản số 01/2021/GĐ-TANDTC Tòa án nhân dân tối cao đã viện dẫn Quyết định 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, người có uy tín là người hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; được người dân trong cộng đồng tôn trọng, tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo. Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng; chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số; nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm là người có uy tín.
Tòa án căn cứ quy định của luật và thực tế ở địa phương để tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên.
Luật sư NGUYỄN THIỆN HÙNG