11:02, 26/02/2018

Quy định tạm thời đối với các vùng nuôi, trồng thủy sản

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định tạm thời đối với các vùng nuôi, trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh quy định cụ thể về địa điểm, thời gian nuôi; cơ sở vật chất, kỹ thuật nuôi; an toàn thực phẩm trong kỹ thuật nuôi…

 

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa có quy định tạm thời đối với các vùng nuôi, trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh quy định cụ thể về địa điểm, thời gian nuôi; cơ sở vật chất, kỹ thuật nuôi; an toàn thực phẩm trong kỹ thuật nuôi…


Cụ thể, vịnh Nha Trang có các vùng nuôi gồm: vùng nước Bích Đầm phát triển lồng nuôi truyền thống với diện tích khoảng 6ha (25 - 30 bè nuôi); vùng nước giao giữa Bích Đầm và Đầm Bấy phát triển vùng nuôi công nghiệp (lồng Na Uy) diện tích khoảng 25ha (khoảng 120 lồng nuôi đường kính 20 - 30m); vùng nước Trí Nguyên phát triển lồng nuôi truyền thống, với diện tích khoảng 14ha (khoảng 100 bè nuôi). Trong khi đó, vịnh Cam Ranh có vùng nước đảo Bình Ba phát triển với diện tích khoảng 180ha, với khoảng 8.000 lồng chìm truyền thống và 320 lồng Na Uy; vùng nước Cam Lập phát triển diện tích khoảng 500ha, với 25.000 ô lồng; đối với vùng nước Bình Hưng, giữ nguyên diện tích 30ha, với khoảng 100 ô lồng. Vịnh Vân Phong có 6 địa điểm nuôi thuộc vùng nước xã Vạn Hưng, Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh), với tổng diện tích khoảng 540ha. Đầm Nha Phu có 2 khu vực nuôi với tổng diện tích khoảng 60ha.


Về thiết kế lồng bè phải dễ làm vệ sinh, khử trùng, dễ di dời, lắp đặt, có khả năng đánh chìm khi có gió bão, chịu được bão cấp 12. Vật liệu làm lồng, bè phải chắc chắn, bền, có khả năng chống chịu với môi trường sóng, gió và các chất khử trùng tiêu độc; khoảng cách tối thiểu giữa các bè là 50m; khuyến khích, ưu tiên sử dụng vật liệu làm lồng bằng nhựa HDPE. Đối với khu vực biển hở, mặt nước lớn bắt buộc sử dụng các loại lồng bằng vật liệu HDPE để giảm rủi ro từ thiên tai…  


H.L