08:02, 11/02/2013

Những chuyện lạ về rắn

Rắn là loài động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như bàn chân để rắn trườn bò.

Rắn là loài động vật máu lạnh, bò sát - cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè - nhưng không có chân. Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy cứng. Khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như bàn chân để rắn trườn bò.

Rắn không có tai và thị giác rất kém, chúng không có mũi nhưng lại khá nhạy cảm với mùi. Răng nanh của loài rắn độc được ví là loại “vũ khí sinh học hiện đại nhất trong thế giới tự nhiên”. Và còn rất nhiều điều thú vị khác về rắn mà chúng ra chưa được tìm hiểu hết...

1. Loài rắn lớn, dài nhất trên thế giới:

Loài rắn được biết đến là loài rắn lớn nhất trái đất từ xưa tới nay là loài rắn Tianoboa, thường sống ở các khu rừng mưa nhiệt đới 60 triệu năm trước, dài hơn 14m, nặng hơn 1,1 tấn hiện nay đã được Bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida phục dựng lại theo kết cấu của bộ xương hoá thạch được các nhà khảo cổ tìm thấy. Còn hiện nay, tổ chức Kỷ lục thế giới (Guiness) chính thức công nhận danh hiệu Chú rắn dài nhất thế giới là chú rắn có tên Medusa dài 7,62m và nặng đến 158,7 kg.

1
 

2. Loài rắn nhỏ nhất thế giới:

Được phát hiện năm 2008 ở Barbados loài rắn nhỏ nhất được biết đến với chiều dài chưa tới 10cm và cơ thể chỉ mảnh như một sợi mì spaghetti.

3.  Loài rắn có thể “bay” cao đến 15m:

Để có thể “bay ” hay nói đúng hơn là lươn cây này sang cây khác thì loài rắn Thiên đường có cách di chuyển đặc biệt. Chúng có thể thả mình xuống từ một cành cao, hoặc búng mình lên để đạt độ cao thích hợp cho việc lượn ra xa hơn. Khi đã ở trong không trung, chúng dẹt người ra và uốn éo theo dạng sóng chữ S để tốc độ được ổn định.

4. Loài rắn sặc sỡ nhất thế giới:

Đứng đầu bảng là loại rắn đẹp nhất trên thế giới chính là loài rắn sữa Honduras, loài rắn này được phát hiện chủ yếu tại Honduras và Nicaragua, thuộc họ Lampropeltis, có màu sắc vô cùng sặc sỡ tuy nhiên nọc của loại rắn này lại thực sự vô hại.

Ở nước ta, loài rắn này là một trong những loài rắn cảnh được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên giá của nó cũng hơi đắt, tầm 4 - 6 triệu đồng/con.

5. Loài rắn độc nhất trên thế giới:

Với danh hiệu là loài rắn độc nhất thế giới, chỉ cần vài milỉgam nọc độc của cúng là đủ để giết chết hàng ngàn người.

Ở trên cạn, đứng đầu danh sách về độc tố là loại rắn dữ còn được biết với cái tên “Taipan nội địa”, đây là loại rắn có nọc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sống trên cạn nào trên thế giới. Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con chuột. LD/50 (lượng chất độc cần thiết để giết một nửa số lượng sinh vật sau một quãng thời gian định sẵn) là 0,03mg/kg trọng lượng cơ thể, độc gấp 10 lần rắn chuông Mojave và 50 lần rắn hổ mang thường.

Ở dưới nước, đứng đầu danh sách là loại  “Rắn biển Belcher” là loài rắn độc nhất dưới nước cũng là loài rắn độc nhất trên thế giới. Chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng là đủ để giết chết hàng ngàn người.

Giới tự nhiên còn rất nhiều điều bí ẩn mà con người chưa tìm hiểu hết được và loài rắn cũng thế, sẽ còn rất nhiều điều khiến con người chúng ta ngạc nhiên và muốn tìm hiểu.

H.N (Tổng hợp)