Phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 anh em ruột ở huyện Vạn Ninh cùng phạm tội cướp tài sản có đông đủ cha mẹ, bạn bè các bị cáo tới dự, chỉ vắng mặt bị hại. Sai lầm của 3 anh em không chỉ khiến cha mẹ họ buồn rầu lo lắng mà ngay hội đồng xét xử cũng phải thở dài vì thấy đáng tiếc.
Những người dự phiên tòa xét xử bị cáo P.D.H (sinh năm 1986, trú xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh) đều đoán mức án đặc biệt nghiêm khắc dành cho H. Bị cáo có lẽ cũng đã chuẩn bị tâm lý đối diện với cái giá của hành vi mất nhân tính nên không suy sụp khi nghe tòa tuyên mức án tử hình về tội giết người. Nhưng bị cáo chưa nghĩ đến tác động tâm lý gây ra cho những đứa con.
Ra tòa với tội cướp tài sản, 3 bị cáo (cùng trú thị xã Ninh Hòa) dường như vẫn chưa tin nổi vì sao họ đang là chủ nợ lại thành người có tội. Cả ba nép sát vào nhau, cúi gục đầu, chỉ mong không ai thấy mặt. Trong 3 bị cáo, H.T.P (sinh năm 1990) và P.C.P (sinh năm 1984) là vợ chồng; còn H.H.M (sinh năm 2002) là cháu của người chồng.
Phiên tòa kết thúc với bản án 12 năm tù dành cho bị cáo N.T.K (sinh năm 2003, trú huyện Vạn Ninh). Cha mẹ nuôi của K. thẫn thờ ngồi thêm một lát, rồi ông bà lặng lẽ dắt nhau ra về. Có lẽ, chẳng bao giờ họ ngờ có ngày phải tham dự phiên tòa, lại càng chẳng muốn phải tham dự với nhiều tư cách tố tụng như vậy, bởi họ vừa là cha mẹ đẻ của bị hại, vừa là cha mẹ nuôi của bị cáo. Tất cả đã thay đổi sau một lần xích mích.
Ở tuổi thất thập, bị cáo Vũ Viết Giắng (sinh năm 1948, trú xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh) phải lãnh án tù về tội giết người vì bực tức dẫn đến tấn công một cụ ông có con đập phá tài sản của bị cáo. Thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo Giắng 71 tuổi, bị hại 83 tuổi.
Khi bị cáo D.C.L (sinh năm 1985, trú TP. Nha Trang) bước ra bục xét hỏi, nhiều ánh mắt nhìn theo, thầm ngưỡng mộ vẻ ngoài hấp dẫn của bị cáo. Nhưng dường như vẻ ngoài đó lại không đủ khiến L. tự tin để kiềm chế cơn ghen, bình tĩnh tìm hiểu rõ mọi chuyện và cân nhắc ứng xử phù hợp với quy định pháp luật. Đó cũng là nguyên do khiến L. phải vào tù.
Trong khá nhiều vụ án bắt, giữ người trái pháp luật, các bị cáo xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của người khác đều xuất phát từ động cơ cá nhân, như: đòi nợ, đánh ghen, trả thù… Riêng 3 bị cáo trong vụ án xảy ra cách đây gần 3 năm lại không vậy.
Ra tòa với kháng cáo kêu oan, nhưng với chứng cứ rành rành, bị cáo Đ.V.H (sinh năm 1991, trú TP. Nha Trang) không thể chối bỏ hành vi đánh nhiều người thân. Tuy vậy, H. vẫn tìm đủ cách lấp liếm cho việc đã làm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, ban đầu, 3 trong 8 bị cáo có kháng cáo vẫn cho rằng, có nợ thì phải đòi, họ làm căng cũng vì mong đòi được nợ, chứ không nghĩ lại phạm tội cướp tài sản. Sau đó, các bị cáo mới ngậm ngùi thừa nhận, họ đã chọn sai cách hành xử.
Không còn bình tĩnh như ở phiên tòa sơ thẩm, đến phiên tòa phúc thẩm, sau khi nghe hội đồng xét xử tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, bị cáo N.T.T (sinh năm 1998, trú tỉnh Quảng Trị) đứng sững một lúc, rồi nặng nề lê bước về nơi giam.
Bị cáo N.H.A (sinh năm 1995, trú TP. Cam Ranh) có vẻ ngoài sáng sủa, trí thức, nói năng lưu loát nên làm nhân viên môi giới bất động sản không mấy khó khăn. Thực tế, khi H.A đã nghỉ việc ở công ty, vẫn có khách hàng tin tưởng nhờ chuyển tiền thanh toán tiếp.
Cả 2 lần mở phiên tòa vụ án C.V.B (sinh năm 1991, trú huyện Khánh Vĩnh) giết người là 2 lần người dự phiên tòa chứng kiến nước mắt của 2 người mẹ, một là mẹ đẻ bị hại, cũng là mẹ vợ của bị cáo; còn người kia là mẹ đẻ của bị cáo.