Qua nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, chúng tôi nhận thấy dự thảo báo cáo đã rất thẳng thắn khi đánh giá những yếu kém, khuyết điểm nhiệm kỳ qua. Tuy nhiên, khuyết điểm đó cần được chỉ rõ hơn nữa, phải coi đây là bài học sâu sắc để sau này chúng ta không còn bị mắc những khuyết điểm tương tự. Với tinh thần ấy, chúng tôi xin góp ý như sau:
Qua nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, chúng tôi nhận thấy dự thảo báo cáo đã rất thẳng thắn khi đánh giá những yếu kém, khuyết điểm nhiệm kỳ qua. Tuy nhiên, khuyết điểm đó cần được chỉ rõ hơn nữa, phải coi đây là bài học sâu sắc để sau này chúng ta không còn bị mắc những khuyết điểm tương tự. Với tinh thần ấy, chúng tôi xin góp ý như sau:
Chủ đề Báo cáo Chính trị, nên thay chữ “phát huy”
Chủ đề dự thảo Báo cáo chính trị có 4 thành tố, đã thể hiện tương đối đầy đủ, cô đọng mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển của Khánh Hòa giai đoạn tới. Tuy nhiên, thành tố thứ hai “Phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo” thấy câu có vẻ không xuôi. Bởi “dân chủ, đoàn kết, đổi mới” vừa là động lực, vừa là mục tiêu mà Đảng ta hướng tới trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, những động lực này chưa phải đã sẵn có để phát huy. Đề nghị thành tố này nên viết thành “Tiếp tục đoàn kết, đổi mới, sáng tạo”.
Đánh giá quyết liệt hơn
Nhiệm kỳ vừa qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, Khánh Hòa đã mắc phải những khuyết điểm về quản lý đất đai, xây dựng… và bị Trung ương xử lý nghiêm khắc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng bộ tỉnh, cả Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh bị kỷ luật cảnh cáo. Cho đến giờ này, đây cũng là địa phương duy nhất trong cả nước bị xử lý nghiêm khắc như vậy.
Dự thảo Báo cáo chính trị đã có đề cập sự thật này. Ngay lời mở đầu đã viết: “những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, giao đất, giao rừng, đấu thầu, quy hoạch, tài chính, thuế… đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền, gây bức xúc trong Nhân dân, tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh”. Trong phần II những hạn chế, khuyết điểm của phần kinh tế cũng đề cập: “Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: Quản lý, sử dụng đất, quản lý quy hoạch, xây dựng, tài chính (thẩm định giá), thuế… có nhiều sai phạm nghiêm trọng”. Tuy nhiên, báo cáo mới dừng ở đây, theo chúng tôi là vẫn còn nửa vời, chưa dám đánh giá những tác động to lớn của những sai phạm, khuyết điểm trên để trở thành bài học cho tương lai. Do vậy đề nghị bổ sung:
Thứ nhất, trong Phần II - Những hạn chế, khuyết điểm, cuối mục 1 nên bổ sung thêm những hậu quả mà sai phạm nghiêm trọng về quản lý nhà nước về sử dụng đất, quản lý quy hoạch, xây dựng… Cụ thể:
- Làm thất thoát nguồn lực to lớn từ quỹ đất dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ đất là tài sản hữu hạn, đã giao rẻ cho các doanh nghiệp nên không thể thu hồi, hiện nay cơ bản là hết quỹ đất.
- Quy hoạch xây dựng của Nha Trang được điều chỉnh nhiều lần theo ý chí của nhà đầu tư, do vậy đến nay, những bất cập trong quản lý đô thị Nha Trang rất khó có giải pháp khắc phục (hàng loạt cao ốc, condotel, chung cư cao cấp… bám dọc đường biển, gây quá tải hạ tầng).
Thứ hai, Phần Về nguyên nhân của những khuyết điểm hạn chế trong công tác xây dựng Đảng, chưa thấy đánh giá vai trò, trách nhiệm của đội ngũ tham mưu. Do đó, ngay sau khổ đầu tiên đề nghị bổ sung thêm nội dung:
- Công tác đánh giá cán bộ hàng năm còn rất hình thức, không gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Sai phạm trong công tác tham mưu xảy ra trong cả nhiệm kỳ ở các lĩnh vực đầu tư, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, bảo vệ tài nguyên… nhưng hàng năm, cán bộ chịu trách nhiệm chính vẫn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, các sở tham mưu vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trân Huyền
(Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang)