Ông Huỳnh Vĩnh Khang - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Nha Trang): Mong có nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục - đào tạo
Giai đoạn 2015 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có những bước phát triển tích cực. Theo đó, giáo dục miền núi được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số; chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà được giữ vững... Khánh Hòa là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục dẫn đầu các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít khó khăn, nhất là khi toàn ngành đang chuẩn bị mọi mặt để triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới ở tất cả các cấp học theo lộ trình.
Ông Huỳnh Vĩnh Khang - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP. Nha Trang):
Mong có nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục - đào tạo
Giai đoạn 2015 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh đã có những bước phát triển tích cực. Theo đó, GD miền núi được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số; chất lượng GD mũi nhọn và đại trà được giữ vững... Khánh Hòa là một trong những tỉnh có chất lượng GD dẫn đầu các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít khó khăn, nhất là khi toàn ngành đang chuẩn bị mọi mặt để triển khai thực hiện tốt Chương trình GD phổ thông mới ở tất cả các cấp học theo lộ trình.
Để làm tốt điều này, trước hết, tất cả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải được bồi dưỡng chương trình một cách có hiệu quả; được tạo điều kiện tiếp cận với sách giáo khoa càng sớm càng tốt để vừa bồi dưỡng về chương trình, vừa nghiên cứu sách giáo khoa để chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Mặt khác, cần phải rà soát đội ngũ giáo viên để có kế hoạch bổ sung và đảm bảo nguồn giáo viên thực hiện tốt chương trình, trong đó có giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở khối THPT. Để đảm bảo việc dạy và học ở các trường, cần có kế hoạch giảm số lượng học sinh/lớp, tối đa chỉ 40 học sinh/lớp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại các cơ sở GD cần được đầu tư đồng bộ để đáp ứng yêu cầu của chương trình. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân để nắm bắt, hiểu rõ về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, từ đó đồng thuận và cùng chia sẻ với ngành GD trong việc chăm lo học tập của con em mình.
Để giải quyết những vấn đề đó, bên cạnh sự nỗ lực của ngành GD-ĐT, cần có sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương. Tôi mong muốn có nghị quyết chuyên đề về phát triển GD-ĐT để tìm giải pháp bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chẳng hạn như: Đề án tăng cường cơ sở vật chất, đề án tăng cường bổ sung thiết bị dạy học… cho tất cả các cơ sở GD. Khi đó, không còn việc dạy chay, học sinh sẽ được thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm nhiều hơn, các em sẽ thêm hứng thú trong học tập và hiệu quả dạy học cũng được nâng cao. Để chất lượng GD của tỉnh ngày một đi lên và Chương trình GD phổ thông mới được thực hiện thành công, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không riêng gì ngành GD-ĐT.
K.D (Ghi)