1. Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời.
1. Ngựa Pegasus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại: Nhắc đến những con ngựa thần thoại, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ đến chú ngựa trắng Pegasus của Hải thần. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera, Zeus đã biến ngựa Pegasus thành một chòm sao và cho nó một vị trí trên bầu trời. Đó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, bài thơ, bài hát, sách báo và phim ảnh.
2. Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu: Loài vật này được mô tả là có 8 chân và sở hữu sức mạnh vô địch, không thứ gì có thể khiến nó chạy chậm lại.
3. Ngựa Uchchaihshravas trong truyền thuyết Hindu: Nó là con vật thần thoại có bộ lông màu trắng, 7 cái đầu và biết bay. Uchchaihshravas là cầu nối giữa vị thần Hindu với vị vua trên trời Indra. Theo một số chuyện kể khác, nó là cầu nối giữa thần Hindu và vua quỷ Bali. Loài vật này xuất hiện cùng với những đồ vật, nhân vật thần thoại khác như thuốc trường sinh, Lakshmi và nữ thần may mắn.
4. Ngựa Q al- Bur trong truyền thuyết của người Hồi giáo: Chúng được coi là chiến mã, là phương tiện di chuyển của các nhà tiên tri. Tên của loài ngựa này xuất phát từ tiếng Ả Rập "bur q" hoặc "tia chớp". Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến loài ngựa Al- Bur xuất hiện trong Kinh Qur'an. Nhà tiên tri Muhammad và thiên thần Jibril đã cưỡi chúng để di chuyển từ thánh địa Mecca tới Jerusalem. Sau đó, chúng bay lên thiên đường để phục vụ thánh Allah trong suốt “Chuyến du hành ban đêm”. Thỉnh thoảng, chúng được mô tả là mang khuôn mặt của con người với bộ lông màu trắng phủ và hai cánh mọc ở thân.
5. Bốn con ngựa của Apocalypse trong thần thoại Kitô giáo: Chúng là biểu tượng của sự chinh phục, chiến tranh, nạn đói và cái chết. Trong sách Khải Huyền, 4 con ngựa trên được coi là dấu hiệu của sự phán xét cuối cùng trong suốt Ngày tận thế. Chúng có màu sắc khác nhau, lần lượt là: trắng, đỏ, đen và xanh xám hay xanh lá cây. Những con ngựa này đã trở thành nhân vật trung tâm trong thuyết mạt thế của đạo Kitô trong suốt thiên niên kỷ đầu hình thành tôn giáo này. Chúng cũng được mọi người biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên.
6. Ngựa Widow-Maker/Lightning trong thần thoại Mỹ: Nó là con ngựa của chàng cao bồi huyền thoại Pecos Bill. Theo một số truyền thuyết, chỉ Pecos Bill mới có thể cưỡi nó.
7. Ngựa Kan Tha Ka trong Phật giáo: Nó được miêu tả là "có chiều dài 18 thước và có chiều cao tương xứng". Loài vật này có lông màu trắng. Kan Tha Ka là con ngựa yêu quý của Đức Phật Siddhārtha Gautama. Con vật đặc biệt này đã trốn khỏi cung điện của gia đình Gautama khi ông quyết định trở thành nhà tu hành. Sau khi chết, Kan Tha Ka đã tái sinh thành học giả - người sau này có chuyến hành trình tu luyện đạt được sự giác ngộ.
8. Truyền thuyết Hy Lạp cổ đại về đàn ngựa cái của Diomedes: Bốn chú ngựa cái của Diomedes gồm: Podagros, Lampon, Xanthos và Deimos. Chúng có sở thích ăn thịt người. Một số thần thoại kể rằng, Heracles được giao nhiệm vụ bắt và thuần hóa đàn ngựa đặc biệt này. Heracles đã khiến 4 con ngựa ăn thịt chính chủ nhân của chúng rồi thuần phục chúng. Đây chính là nhiệm vụ thứ 8 trong số 12 “điệp vụ” mà Heracles đã hoàn thành xuất sắc.
9. Truyền thuyết của Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại về ngựa Tulpar: Đây cũng là loài ngựa có cánh hay còn gọi là ngựa bay, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại châu Á. Một trong số đó kể rằng, anh hùng dân gian Tuvan Ösküs - ool đã sử dụng chú ngựa Tulpar yêu quý của mình để phát minh và làm ra chiếc đàn violon đầu tiên. Người ta cũng tin rằng, chú ngựa Tulpar xuất hiện như một sự kết hợp mang tính biểu tượng giữa loài ngựa với một loài chim săn mồi. Cả hai loài vật này đều là những công cụ được cư dân Trung Á dùng để săn bắn. Ngựa Tulpar đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Á. Nó là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Kazakhstan và Mông Cổ.
10. Ngựa thần Chollima xuất hiện trong thần thoại châu Á: Giống như loài ngựa trắng có cánh Pegasus của thần thoại Hy Lạp, Chollima trong văn hóa dân gian châu Á cũng sở hữu đôi cánh sải rộng. Nó có thể bay 400km/ngày. Tương truyền, loài ngựa này xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên. Do con người thất bại trong việc thuần hóa loài ngựa siêu phàm này, chúng đã tự bay lên trời. Mãi cho đến khi sứ giả đích thân lên mời thì Pegasus mới chịu quay về Trái Đất và chấp nhận bị thuần hóa. Ngày nay, nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh và sự phát triển kinh tế ở một số quốc gia như Triều Tiên, Hàn Quốc.
T.V (Theo kienthuc.net.vn)