Nhân dân ta trồng Thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường Thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn.
Nhân dân ta trồng Thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường Thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn. Thông thường đường Thốt nốt được chế biến thành những miếng như đường phèn, hình tròn, đường kính khoảng 4cm, dày 2cm, có loại màu ngà vàng, có loại trắng. Những người sành ăn thường chọn loại màu ngà vì vẫn giữ được hương vị tự nhiên hơn loại trắng đã qua tinh chế.
Ngoài giá trị ăn uống và giải khát, cây Thốt nốt còn có rất nhiều giá trị khác hữu ích. |
Ngoài giá trị ăn uống và giải khát, cây Thốt nốt còn có rất nhiều giá trị khác hữu ích: thân dùng làm cột nhà, dầm cầu, lá dùng lợp nhà, làm nón. Không chỉ thế Thốt nốt còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
- Đường thốt nốt: Đây là loại đường thơm ngon, được dùng phổ biến miền Nam nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, đường Thốt nốt còn là một vị thuốc giải độc trong trường hợp ngộ độc sắn, mã tiền.
- Cuống cụm hoa: Được dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu. Cắt cuống cụm hoa (vòi hoa) thành từng miếng mỏng, lấy 100g, đun sôi với 600ml nước trong 15 phút, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
- Nước chảy ra từ vòi hoa: Sáng sớm, cắt vòi hoa lấy nước chảy ra uống làm thuốc nhuận tràng.
- Rễ thốt nốt: Sắc uống làm thuốc lợi tiểu. Liều dùng mỗi ngày 50 - 60g.
- Thốt nốt non: Sắc uống làm thuốc lợi tiểu như rễ Thốt nốt, đồng thời còn là vị thuốc chữa vàng da, lỵ.
Theo - Caythuocquy.info.vn