Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em
Bộ Y tế vừa ban hành văn bản hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em, được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, khám, chữa bệnh trong cả nước. Hướng dẫn bao gồm các phần thăm khám, sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng và trẻ sơ sinh, nhằm quyết định cho trẻ có chống chỉ định tiêm chủng, đủ tiêu chuẩn tiêm chủng, tạm hoãn tiêm chủng và các trường hợp phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Theo đó, việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện được quy định rất cụ thể. Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, các trường hợp chống chỉ định gồm: Trẻ có tiền sử phản vệ độ III trở lên sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần); có tiền sử lồng ruột (chống chỉ định với vắc xin Rota); mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh (chống chỉ định với vắc xin OPV); các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, Bộ Y tế nêu rõ: Giai đoạn này khi khám sàng lọc, cần chú ý đến tuần tuổi thai khi đẻ, tuổi thai hiệu chỉnh, cân nặng, các chức năng cơ quan, bệnh lý cấp tính, các nghi ngờ bệnh suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm HIV... Theo đó, các trường hợp chống chỉ định thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. Các trường hợp tạm hoãn, cụ thể: Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan; mắc các bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng; sốt từ 38°C trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,5°C trở xuống (đo nhiệt độ tại nách)… chỉ được tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định...
T.Ly (Theo Bộ Y tế)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin