Sau một tai nạn, ông chỉ còn đủ khả năng kiếm tiền nuôi đủ bản thân. Con ông và em tôi cùng học ở thành phố nhưng khác trường. Mỗi khi đi thăm em, tôi thường rủ ông đi thăm con. Hôm nay cũng vậy. Vợ chồng tôi vào thành phố thăm ông bà ngoại các cháu nên rủ ông đi cùng.
Sau một tai nạn, ông chỉ còn đủ khả năng kiếm tiền nuôi đủ bản thân. Con ông và em tôi cùng học ở thành phố nhưng khác trường. Mỗi khi đi thăm em, tôi thường rủ ông đi thăm con. Hôm nay cũng vậy. Vợ chồng tôi vào thành phố thăm ông bà ngoại các cháu nên rủ ông đi cùng.
Chia tay ông, tôi nói với vợ: “Ông Hai thật tội, già rồi vẫn chật vật vì con. Hình như khi người ta càng lớn tuổi thì càng yêu quý con hơn”. Vợ nhìn tôi, hỏi: “Mỗi khi đi với bác ấy, anh có thấy cha con nói chuyện với nhau không?”. “Không! Hai đứa học khác trường nên ai lo phận nấy”. “Vậy anh có nghe bác nói gì về con mình?” - vợ tôi hỏi tiếp với giọng có vẻ căng thẳng. Tôi ngạc nhiên bởi câu hỏi của vợ, nhưng vẫn trả lời: “Bác không tiếc lời khen con. Nào học giỏi, hiếu thảo. Hình như trong lòng bác ấy chỉ có con là nhất!”. Vợ nắm tay tôi siết nhẹ, giọng chùng xuống: “Đúng vậy. Em hiểu bác ấy rất thương con. Nhưng... thật tội cho bác! Những gì anh nghe nói không đúng sự thật! Mỗi khi vào thăm con, bác chỉ đứng xa nhìn cho đỡ nhớ!”. Tôi sửng sốt: “Có thật không?! Sao em biết?”. “Một lần vào thăm ngoại tụi nhỏ, tình cờ em thấy... Vợ bác xem đồng tiền nặng hơn nghĩa vợ chồng! Hình như thằng nhỏ có vẻ lạnh nhạt vì cha nó không còn làm ra tiền, cũng có thể là do ảnh hưởng lối giáo dục của mẹ nó. Thật đáng sợ khi đồng tiền chi phối đến cả tình cảm thiêng liêng như tình cha con”.
Trên chuyến xe trở về, tự dưng tôi thấy buồn. Tôi hình dung ông Hai đứng xa nhìn con mà lòng ngập nỗi niềm... Có thể tôi không hiểu rõ nội tình gia đình ông, nhưng nghĩ nỗi lòng ông phải giấu nỗi đau mà nói những điều tốt đẹp cho con bằng giọng ấm áp, tôi lại thấy thương. Ôi! Lòng người cha!...
Trần Xuân Thụy