09:04, 16/04/2019

Rồi sẽ lại hồi sinh một biểu tượng văn hóa

Đêm 15-4, cả thế giới bàng hoàng khi nhìn thấy những hình ảnh về Nhà thờ Đức bà Paris chìm trong biển lửa. Công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang tính lịch sử tôn giáo có tuổi đời gần 850 năm, một địa danh được mọi du khách khi đến thăm Paris không thể bỏ qua đã bị thần hỏa thăm viếng, gây nên cơn bão cảm xúc đối với cả thế giới.

Đêm 15-4, cả thế giới bàng hoàng khi nhìn thấy những hình ảnh về Nhà thờ Đức bà Paris chìm trong biển lửa. Công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang tính lịch sử tôn giáo có tuổi đời gần 850 năm, một địa danh được mọi du khách khi đến thăm Paris không thể bỏ qua đã bị thần hỏa thăm viếng, gây nên cơn bão cảm xúc đối với cả thế giới.

 

<p>Bìa cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành.</p>

Bìa cuốn sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành.


Nhà thờ Đức bà Paris (Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité nằm giữa dòng sông Seine. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris. Năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alexanđer III và vua Louis VII, việc xây dựng kéo dài đến năm 1350.


Thực ra, Nhà thờ Đức bà Paris trở nên nổi tiếng thế giới chính là bởi đại văn hào Victor Hugo. Năm 1831, ông ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyêt Nhà thờ Đức bà Pari mà bạn đọc Việt Nam quen với tên dịch Thằng gù nhà thờ Đức bà. Mối tình tuyệt vọng của chàng gù Quadimodo với nàng Esmeralda ngây thơ, xinh đẹp đã làm rung động bao nhiêu thế hệ bạn đọc. Cuốn tiểu thuyết vừa ra đời đã được các nhà phê bình văn học liệt vào hàng tác phẩm kinh điển. Bằng tình yêu vô hạn đối với Paris, bằng sự nghiên cứu tư liệu tỉ mỉ, và bằng giọng văn của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX đặc trưng, ông đã làm cho ngôi nhà thờ trở nên bất tử. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông dành nguyên 1 chương trong quyển ba lấy tên là Nhà thờ Đức bà để miêu tả tỉ mỉ về ngôi nhà thờ kỳ vĩ. Ngay năm 1833, khi cuốn tiểu thuyết vừa ra đời, nhà sử học Jules Michelet đã viết: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Victor Hugo đã xây dựng một tòa nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ”.


Người Việt Nam, dù cho có rất, rất nhiều người chưa từng được đi du lịch Pháp, cũng chưa từng đọc cuốn tiểu thuyết kinh điển kia, nhưng vẫn có thể hình dung ra Nhà thờ Đức bà Paris qua Nhà thờ lớn Hà Nội. Đây là mẫu hình thu nhỏ của Nhà thờ Đức bà Paris, một trong những di sản kiến trúc quý‎ báu của Hà Nội còn lại từ thời thuộc địa.


Nhìn ngọn lửa hung hăng, ai cũng thấy bàng hoàng như những gì quý giá của mình bị thiêu cháy. Bởi ngay từ năm 1831, đại văn hào đã viết thế này trong chương Nhà thờ Đức bà: “Mỗi bề mặt, mỗi hòn đá của tòa nhà đáng kính này không những là một trang lịch sử đất nước mà còn là của lịch sử khoa học và nghệ thuật”.


Những thông tin cập nhật xung quanh vụ hỏa hoạn khiến những ai yêu quý cái đẹp yên lòng. Đó là cảnh sát cứu hỏa Pháp đã cứu được phần bao của nhà thờ và 2 tháp chuông đá đặc trưng. Đó là tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault cam kết tài trợ 100 triệu euro (113 triệu USD) để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà...


Vâng, một công trình biểu tượng của văn hóa đã đi vào tâm hồn của bao nhiêu người trên thế giới rồi sẽ lại hồi sinh...


Thủy Ngân