09:05, 03/05/2021

Vạn Ninh: 11/11 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới

Đến hết tháng 3-2021, 11/11 xã trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

Đến hết tháng 3-2021, 11/11 xã trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

 

Theo đó, 11/11 xã đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện, với tổng chiều dài gần 108km. Tỷ lệ đường trục thôn và đường liên thôn ít nhất được cứng hóa, bảo đảm ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 84,47% với tổng chiều dài gần 145,5km. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 78,2% với tổng chiều dài gần 51,7km. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 82% với tổng chiều dài là 43,9km.

 

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn  ở Vạn Ninh được đầu tư.

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở Vạn Ninh được đầu tư.

 

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn nhằm hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 100% đường do UBND cấp huyện quản lý đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện và kết nối với trung tâm hành chính các xã trên địa bàn; xây dựng hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch…


Được biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới của huyện hơn 121 tỷ đồng.


Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tổ chức 33 lớp đào tạo nghề nông nghiệp


Giai đoạn 2021 - 2025,  huyện Vạn Ninh có kế hoạch tổ chức 33 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 1.085 lao động nông thôn.


Các nhóm ngành nghề đào tạo bao gồm: Nhóm nghề trồng trọt (19 lớp với 625 học viên), nhóm nghề chăn nuôi (12 lớp với 390 học viên), nhóm nghề nuôi trồng thủy sản (2 lớp với 70 học viên). Mục tiêu của kế hoạch là giúp người nông dân sau đào tạo nâng cao kiến thức, nắm chắc kỹ năng trong thực tế sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao; phấn đấu đưa tỷ lệ lao động sau đào tạo đạt hơn 85% có việc làm mới, ổn định và thu nhập cao hơn góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.


Thanh Hải