4 xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay đều đang gặp những khó khăn nhất định để hoàn thành các tiêu chí. Vì vậy, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí còn thiếu, phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
4 xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay đều đang gặp những khó khăn nhất định để hoàn thành các tiêu chí. Vì vậy, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí còn thiếu, phấn đấu hoàn thành mục tiêu.
Vượt khó
Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, 4 xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018 gồm: Cam Thành Nam, Cam Thịnh Đông, Cam Lập và Cam Bình. Đây là những xã đã đạt chuẩn NTM vào năm 2014 và 2015 nhưng sau đó bị “rớt” vì tính theo bộ tiêu chuẩn mới. Tính đến hết tháng 6-2018, xã Cam Thành Nam đạt 14/19 tiêu chí, xã Cam Bình đạt 16/19 tiêu chí, xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Lập đều đạt 15/19 tiêu chí.
Nói về những khó khăn của các xã này, ông Hải băn khoăn nhất là tiêu chí giáo dục của xã Cam Bình. Xã này chưa có trường THPT nên sau khi hoàn thành cấp THCS học sinh muốn học tiếp phải đi vào đất liền. Do đặc thù của xã gồm 2 đảo Bình Ba và Bình Hưng, việc đi vào đất liền gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều học sinh đã bỏ học, khiến tiêu chí giáo dục của xã luôn đạt mức thấp. Theo thống kê hiện nay, toàn xã Cam Bình chỉ có 54,7% học sinh tiếp tục học THPT sau khi hoàn thành THCS, trong khi chuẩn NTM phải đạt 85% trở lên.
Ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, để giải quyết vấn đề này, xã đã có văn bản đề nghị thành phố hỗ trợ kinh phí mời Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố mở lớp học bổ túc THPT tại đảo Bình Ba. Hiện nay, thành phố đã đồng ý trích kinh phí từ nguồn NTM để mở lớp vào tháng 9 năm nay. Dự kiến lớp học sẽ được mở thường xuyên để giải quyết tận gốc vấn đề này.
Trong khi đó, nhiều xã cũng đang gặp khó khăn về tiêu chí nhà ở dân cư; căng thẳng nhất là xã Cam Thịnh Đông đến nay vẫn còn 19 căn nhà tạm dột nát. Ông Đặng Văn Thứ - Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông cho biết, trong năm 2014 và 2015, xã đã nỗ lực huy động nguồn lực xã hội hóa xóa hàng chục căn nhà dột nát, nhưng do địa bàn ít doanh nghiệp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên tiêu chí này gặp khó. “Để giải quyết vấn đề này cho Cam Thịnh Đông, Cam Lập và Cam Thành Nam, mới đây, UBMTTQ TP. Cam Ranh đã họp với các phòng và địa phương để thống nhất sử dụng kinh phí của mặt trận, kinh phí phân cấp cho xã cùng nỗ lực huy động các doanh nghiệp để phấn đấu xóa nhà dột nát vào cuối năm nay”, ông Hải cho biết thêm.
Trăn trở
Cam Thịnh Tây
Cam Ranh còn 2 xã phấn đấu đạt NTM vào năm 2020 là Cam Thịnh Tây và Cam Phước Đông. Tuy nhiên, hai xã này đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là Cam Thịnh Tây.
Năm 2018, tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình NTM của TP. Cam Ranh là 19,146 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh 8,897 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố 4,573 tỷ đồng, vốn ngân sách xã 5,676 tỷ đồng. Trước đó, trong 2 năm 2016 và 2017, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình NTM của TP. Cam Ranh là 16,286 tỷ đồng.
|
Một tiêu chí khó khăn khác là nhà ở dân cư. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, xã Cam Thịnh Tây có hơn 100 căn nhà tạm, rất khó huy động vốn để hỗ trợ xây nhà mới. Ngoài ra, tỷ lệ hộ ngèo ở đây khoảng 22,4%, trong khi quy định phải dưới 5%. “Các tiêu chí thường liên quan nhau. Ví dụ như nếu thu nhập bình quân thấp thì tỷ lệ hộ nghèo cao, nhà tạm nhiều. Muốn giải quyết thì phải tìm giải pháp căn bản, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân. Để giải quyết vấn đề nâng cao đời sống kinh tế cho người dân ở xã Cam Thịnh Tây thì phải khẩn trương đầu tư hồ chứa nước Sông Cạn. Dự án này có mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, hiện vẫn chờ bố trí vốn. Nếu không chủ động được nước tưới thì không thể giải quyết vấn đề cốt lõi ở đây”, ông Hải nói.
VĂN KỲ