Việc tiền gửi "bỗng dưng bốc hơi" tại một số ngân hàng gần đây khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Để tránh tình trạng mất tiền oan, nhiều ngân hàng khuyến cáo, người gửi tiết kiệm nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sổ với những biện pháp đơn giản mà ngân hàng hiện đang cung cấp.
Việc tiền gửi “bỗng dưng bốc hơi” tại một số ngân hàng gần đây khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Để tránh tình trạng mất tiền oan, nhiều ngân hàng khuyến cáo, người gửi tiết kiệm nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sổ với những biện pháp đơn giản mà ngân hàng hiện đang cung cấp.
Tại TPBank, ngay sau khi khách hàng mở sổ tiết kiệm, người dùng sẽ nhận được tin nhắn thông báo về số dư sổ tiết kiệm vừa được mở. TPBank là ngân hàng đầu tiên triển khai việc in mã QR trên sổ tiết kiệm. Người gửi chỉ cần tải ứng dụng TPBank eBank, mở tính năng quét mã QR và scan mã QR trên sổ tiết kiệm của mình. Chỉ sau vài giây toàn bộ thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm lưu trên hệ thống của TPBank sẽ hiện ra và khách hàng có thể đối chiếu ngay. Quét mã QR không chỉ giúp khách hàng kiểm tra thông tin in trên sổ tiết kiệm có khớp đúng với số tiền gửi được nhập vào hệ thống của ngân hàng hay không mà còn cho biết trạng thái sổ có đang bị phong tỏa hay cầm cố. Đây là cách kiểm tra đơn giản và tiện lợi nhất hiện nay. Khách hàng chỉ cần truy cập vào ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu rồi truy vấn. Khi truy cập Internet Banking (mobile banking) là có thể dễ dàng kiểm tra được cả số dư tài khoản thanh toán lẫn số dư tại các sổ tiết kiệm (dù gửi tại quầy hay gửi online).
Maritime Bank cũng đã giới thiệu đến khách hàng cách thức theo dõi chi tiết các khoản tiết kiệm của khách hàng đang gửi tại ngân hàng này. Theo đó, bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào, khách hàng chỉ cần truy cập vào website của Maritime Bank là có thể nắm rõ mọi thông tin cập nhật nhất của sổ. Phương thức kiểm tra sổ tiết kiệm trực tuyến mới của Maritime Bank sẽ được áp dụng cho những khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy và không sử dụng ngân hàng điện tử. Để kiểm tra tình trạng sổ của mình, khách hàng chỉ cần truy cập website ngân hàng, nhấp vào biểu tượng “chú heo tiết kiệm” ở bên phải màn hình trang chủ https://ebank.msb.com.vn/IBSRetail/svonline.jsp, nhập một số thông tin cá nhân được bảo mật khác, khách hàng sẽ tra cứu được mọi thông tin của sổ bao gồm: tên chủ thẻ, số tiền gốc ban đầu, tiền gốc hiện tại, ngày gửi, ngày đáo hạn, kỳ hạn, lãi suất…
Đối với các khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử của Maritime Bank bao gồm: Internet banking https://ebank.msb.com.vn/IBSRetail, ứng dụng mobile banking (tải từ Apple Store hoặc Google Play), Mobile Banking. Sau khi đăng nhập, ngay tại trang chủ, mọi thông tin của các thẻ tiết kiệm của khách hàng đang mở tại Maritime Bank đều được hiển thị, bao gồm cả gửi tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm online.
Cũng gần tương tự như vậy, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa đưa ra khuyến cáo với khách hàng tiện theo dõi và quản lý nguồn tài chính của mình tại ngân hàng bằng cách có thể tra cứu từ xa thông tin về thẻ tiết kiệm. Theo đó, khách hàng tra cứu bằng cách nhập số tài khoản thẻ tiết kiệm trên trang web http://khachhangthanthiet.sacombank.com. Để sử dụng cách tra cứu này, khách hàng chỉ cần đăng ký thủ tục một lần duy nhất tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Sacombank hoặc đăng ký trực tuyến trên chính trang web này.
Ngoài ra, đối với khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Sacombank bao gồm Internet Banking (www.isacombank.com.vn), ứng dụng Mobile Banking (tải từ Apple Store hoặc Google Play) hoặc Mobile Banking Web (www.msacombank.com.vn) còn tra cứu được thông tin thẻ tiết kiệm bằng cách vào mục Tài khoản\Tài khoản có kỳ hạn trên ngân hàng điện tử. Bằng hai cách này, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin như số tài khoản, tên sản phẩm, số tiền gửi, kỳ hạn, ngày đáo hạn, lãi suất… của tất cả các thẻ tiết kiệm khách hàng mở tại Sacombank.
T.A (Tổng hợp)