Hiện nay, do chưa có vắc xin nên tránh muỗi đốt chính là mấu chốt để ngăn ngừa lây truyền vi rút Zika.
Hiện nay, do chưa có vắc xin nên tránh muỗi đốt chính là mấu chốt để ngăn ngừa lây truyền vi rút Zika.
Các chuyên gia khuyên sử dụng thuốc xua côn trùng, mặc áo dài tay và quần dài, sử dụng lưới chắn cửa sổ và cửa ra vào hoặc chạy máy điều hòa nhiệt độ; triệt bỏ những chỗ nước ứ đọng, vì đây là môi trường chung mà muỗi có thể đẻ trứng.
Khi chọn thuốc xua côn trùng, nên sử dụng các sản phẩm chứa DEET, Picaridin và IR335. Một số sản phẩm có chứa dầu khuynh diệp và para-metan-diol cũng có thể bảo vệ lâu dài. Nên bôi thuốc xua côn trùng sau khi bôi kem chống nắng, xử lý hoặc mặc quần áo đã xử lý permethrin và không sử dụng thuốc xua côn trùng dưới quần áo. Luôn luôn kiểm tra hướng dẫn sử dụng của các nhãn hiệu thuốc xua côn trùng hoặc kem chống nắng.
Nếu bị nhiễm vi rút Zika, tránh để bị muỗi đốt trong tuần đầu tiên là rất quan trọng. Thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn dự định đi du lịch đến nơi có vi rút Zika, cũng như nếu bạn có triệu chứng của vi rút Zika.
Các triệu chứng của bệnh Zika: thông thường, các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, nổi mẩn đỏ, đau khớp và đau mắt. Tỷ lệ người bị Zika nhập viện là thấp và hiện không có ca tử vong nào được ghi nhận.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
T.L (Theo suckhoedoisong.vn)