11:11, 10/11/2015

Dấu hiệu sốc thuốc ở trẻ nhỏ

Buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc vàng mắt cho thấy trẻ đã uống quá nhiều thuốc. Trong trường hợp con co giật không kiểm soát, cha mẹ phải gọi ngay cấp cứu.
 

Buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc vàng mắt cho thấy trẻ đã uống quá nhiều thuốc. Trong trường hợp con co giật không kiểm soát, cha mẹ phải gọi ngay cấp cứu.
 

 

Cha mẹ nên thận trọng khi cho con uống thuốc. Ảnh: ninemsn.com.au.
Cha mẹ nên thận trọng khi cho con uống thuốc. Ảnh: ninemsn.com.au.
 
Theo Healthgrades, đôi khi các bậc phụ huynh cho con uống thuốc quá mức cần thiết hoặc kết hợp hai loại thuốc có cùng thành phần, ví dụ như thuốc cảm và thuốc giảm đau đều chứa acetaminophen mà không biết. Điều này vô tình làm hại sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Vậy làm cách nào để biết trẻ bị sốc thuốc để đối phó kịp thời?
 
Các biểu hiện trẻ uống thuốc quá liều bao gồm:
 
- Nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy
 
- Chảy nước dãi hoặc khô miệng
 
- Co giật
 
- Đồng tử giãn hoặc co bất thường
 
- Mất khả năng phối hợp hoạt động và nói lắp
 
- Đổ mồ hôi
 
- Kiệt sức
 
- Vàng da hoặc mắt
 
- Xuất hiện triệu chứng giống cúm
 
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
 
- Đau bụng
 
- Tê
 
- Tim đập nhanh
 
Cần gọi ngay cấp cứu nếu trẻ có các triệu chứng:
 
- Không thức dậy
 
- Khó thở
 
- Co giật hoặc lắc người không kiểm soát
 
- Có hành vi đặc biệt lạ lùng
 
- Khó nuốt
 
- Phát ban tiến triển nhanh
 
- Phù mặt, bao gồm cả vùng quanh môi và lưỡi
 
Trong mọi trường hợp, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để đảm bảo trẻ không bị sốc thuốc, cha mẹ nên lưu ý:
 
- Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ, tốt nhất là ở trên cao. Cất đi sau mỗi lần sử dụng.
 
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Sử dụng các dụng cụ đo liều lượng đi kèm thuốc nếu có, tuyệt đối không thay bằng dùng thìa ăn ở nhà.
 
- Kiểm tra thành phần thuốc trong trường hợp trẻ uống nhiều loại. Hãy đảm bảo bạn không cho trẻ uống hai loại thuốc có thành phần hoạt tính giống nhau.
 
- Luôn luôn tham khảo ý kiến dược sĩ nếu bạn có thắc mắc.
 
Theo Vnexpress