09:10, 26/10/2015

Những lưu ý và kiêng kỵ khi dùng nhân sâm

Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại nhân sâm nào dùng cho bệnh nhân nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau.
 

Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại nhân sâm nào dùng cho bệnh nhân nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau.
 

 

Nhân sâm
Nhân sâm
 
- Hồng sâm (sâm chế chín) có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn.
 
- Bạch sâm (sâm chế nửa chín nửa sống) và sâm tương (đã phơi) có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch.
 
Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm:
 
- Dù là sắc hay hấp cách thủy cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, không được uống trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm.
 
- Không nên ăn củ cải và đồ biển sau khi uống sâm: Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
 
- Không nên cho trẻ ăn món có nhân sâm: Trẻ dùng các thực phẩm hoặc thuốc bổ chứa nhân sâm có thể bị kích thích tình dục sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát dục bình thường và gây hậu họa nhiều mặt cho trẻ.
 
- Không dùng quá nhiều: Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã dùng sâm thay nước uống hằng ngày, có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo... Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
 
Theo Sức khỏe Đời sống