Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%.
Đó là thông tin được đưa ra tại “Chương trình đào tạo cho bác sĩ về bệnh tiểu đường” do Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm tiểu đường Steno, Đan Mạch vừa tổ tại TP HCM.
Theo báo cáo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, năm 2013, có 382 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong năm 2013, đái tháo đường gây ra 5,1 triệu người tử vong và tổn thất khoảng 548 triệu USD cho các chi phí về chăm sóc sức khỏe.
Tổ chức Y tế thế giới dự báo, đái tháo đường sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ bảy trên thế giới vào năm 2030. Đái tháo đường trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đái tháo đường là một nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, cắt cụt chi và tổn thương thận. Thiếu kiến thức về bệnh đái tháo đường, cùng với việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ y tế và các thuốc thiết yếu có thể dẫn đến các biến chứng trên.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh Đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%.
Kết quả từ một nghiên cứu quan sát cắt ngang về kiểm soát bệnh tiểu đường ở bệnh nhân do Yokokawa H. cùng cộng sự tiến hành năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng: cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì có 6 người đã có biến chứng của bệnh đái tháo đường type 3.
Một thách thức lớn trong việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế về chăm sóc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam, là trình độ cán bộ y tế còn hạn chế, các thầy thuốc không được đào tạo lại, đào tạo liên tục, cập nhật những kiến thức mới, chuyên sâu về bệnh đái tháo đường.
Vì vậy, Chương trình Chăm sóc bệnh đái tháo đường Việt Nam do Bộ Y tế Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp của Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam, các bệnh viện hàng đầu trên toàn quốc, sự phối hợp và hỗ trợ của Novo Nordisk Pharma Operations A/S Việt Nam với mục tiêu là đào tạo, tập huấn cho hơn 200 giảng viên và 2.000 cán bộ y tế chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường khắp cả nước. Chương trình góp phần giúp Việt Nam phát hiện sớm và đầy đủ số người mắc tiểu đường./.
Theo VOV