08:10, 23/10/2014

Cấy ghép tế bào biểu mô võng mạc giúp ngăn chặn suy giảm thị lực

Nhóm nhà khoa học do TS. Robert Lanza, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Công nghệ sinh học Mỹ Advanced Cell Technology (ACT)...
 

Nhóm nhà khoa học do TS. Robert Lanza, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Công nghệ sinh học Mỹ Advanced Cell Technology (ACT)... 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 
Nhóm nhà khoa học do TS. Robert Lanza, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Công nghệ sinh học Mỹ Advanced Cell Technology (ACT) đứng đầu đã cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc tế bào gốc từ phôi người có thể là một nguồn nguyên liệu an toàn và hiệu quả của các liệu pháp trị hai bệnh về mắt: thoái hóa điểm vàng do lão hóa (ADM) và loạn dưỡng điểm vàng Stargardt, một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người trẻ tuổi.
 
Nghiên cứu đã tiến hành cấy ghép tế bào biểu mô võng mạc (RPE) làm từ tế bào gốc phôi người cho 18 bệnh nhân mắc một trong hai rối loạn trên.
 
Các tế bào RPE được tiêm trực tiếp vào võng mạc mắt bị sụt giảm thị lực của bệnh nhân. Các tế bào RPE mới không thể thúc đẩy sự hình thành của các tế bào thần kinh mới, nhưng có thể giúp những tế bào thần kinh tiếp tục hoạt động xử lý ánh sáng.
 
TS. Lanza cho biết: “Chỉ một tế bào RPE có thể duy trì sức khỏe của hàng nghìn tế bào cảm quang”.
 
Kết quả cho thấy 50% số bệnh nhân đã có thể đọc nhiều hơn 3 dòng chữ trên bảng thị lực so với trước đây. Họ cũng có những cải thiện trong đời sống thường nhật như xem đồng hồ, sử dụng máy tính trở lại.
 
TS. Lanza cho biết: “Mục tiêu ban đầu của chúng tôi chỉ là ngăn chặn sự phát triển của bệnh, nhưng một số bệnh nhân cải thiện được tầm nhìn là một tín hiệu đáng vui mừng”.
 
Theo Sức khỏe và Đời sống