Đây là kết quả được công bố tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) diễn ra chiều ngày 22/10, tại Hà Nội.
Đây là kết quả được công bố tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) diễn ra chiều ngày 22/10, tại Hà Nội.
Ảnh minh họa |
Theo đó, trong tháng 10/2014, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với cơ quan chức năng lấy 40 mẫu thịt gà, 80 mẫu thịt lợn ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa để phân tích 6 chỉ tiêu dư lượng kháng sinh và chất cấm.
Kết quả phát hiện 7 mẫu thịt lợn nhiễm hóa chất kháng sinh vượt mức cho phép, trong đó có 2 mẫu thịt lợn nhiễm Salbutamol và 5 mẫu thịt lợn nhiễm Sulfadimidin.
Hiện Cục Thú y đang phối hợp với các cơ quan địa phương tại nơi phát hiện mẫu thịt lợn vi phạm để truy xuất nguồn gốc các mẫu vi phạm này, đồng thời giám sát chặt chẽ việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh trong chăn nuôi và thú y.
Đối với chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong tháng 10/2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với cơ quan địa phương lấy 50 mẫu nhuyễn thể để phân tích 250 lượt chỉ tiêu an toàn thực phẩm và 100 mẫu nước để phân tích chỉ tiêu tảo độc. Kết quả đã phát hiện 10 mẫu sò lông nguyên con và sò điệp nguyên con tại các vùng Phan Thiết, Tuy Phong và Hàm Tân thuộc Bình Thuận có độc tố Lipophilic. Cơ quan Chất lượng nam Bộ thuộc Cục đã hướng dẫn xử lý sau thu hoạch đối với các sản phẩm nhiễm thể theo quy hoạch.
Theo Báo mới