Các nghiên cứu trên được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Alzheimer tại Vancouver (Canada). Tất cả đều bàn về việc thay đổi tốc độ trong bước đi là dấu hiệu tiềm năng dự đoán nguy cơ suy giảm nhận thức ở người già.
Các nghiên cứu trên được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Alzheimer tại Vancouver (Canada). Tất cả đều bàn về việc thay đổi tốc độ trong bước đi là dấu hiệu tiềm năng dự đoán nguy cơ suy giảm nhận thức ở người già.
Những bệnh nhân bị giảm sút trí nhớ có bước đi chậm và sải chân ngắn. (ảnh minh họa) |
Đứng đầu nhóm nghiên cứu là bác sĩ Steohanie Bridenbaugh thuộc Trung tâm Vận động Basel (Thụy Sĩ). Nghiên cứu kéo dài 4 năm, theo dõi khả năng đi bộ của gần 1.200 người lớn tuổi đang điều trị ngoại trú các bệnh về trí nhớ, rồi so sánh với những người khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy việc giảm nhịp bước chân và sự thay đổi về dáng đi ở người già có liên quan đến quá trình suy giảm nhận thức, bao gồm tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và suy giảm toàn diện (bệnh Alzheimer).
Bác sĩ Bridenbaugh giải thích trong hội nghị rằng những người bị bệnh Alzheimer đi chậm hơn so với những người bị MCI và những người bị MCI lại đi chậm hơn những người bình thường.
Trong một thử nghiệm khác, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Bệnh viện Mayor (Mỹ), đứng đầu là bác sĩ Rodoflo Savica, đã theo dõi bước đi của 1.300 người. Kết quả chỉ ra rằng những bệnh nhân bị giảm sút trí nhớ có bước đi chậm và sải chân ngắn.
Cuối cùng là nghiên cứu do bác sĩ Kenichi Meguro đến từ Nhật Bản tập trung vào 525 người có độ tuổi trên 75. Những người tham gia nghiên cứu đã thực hiện các bài kiểm tra về thể lực, tâm lý và thần kinh và được đánh giá mối quan hệ tiềm tàng giữa dáng đi và chứng mất trí nhớ.
Kết quả phản ánh giống như 2 nghiên cứu trước: tốc độ đi giảm mạnh khi triệu chứng bệnh mất trí phát triển.
Bác sĩ Meguro kết luận “Như vậy, dáng đi của người già không còn được xem như là hoạt động vận động đơn thuần. Chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhận thức”.
Theo suckhoevadoisong.net