“Một tiêu chí dễ nhớ để đối phó với bệnh Tay Chân Miệng là 3L: Lỏng, Lạt và Lạnh”, theo BS Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát bệnh viện Nhi Đồng 1.
“Một tiêu chí dễ nhớ để đối phó với bệnh Tay Chân Miệng là 3L: Lỏng, Lạt và Lạnh”, theo BS Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội tổng quát bệnh viện Nhi Đồng 1.
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt từ 3 tuổi trở xuống là đối tượng dễ mắc các bệnh Tay chân miệng nhất |
Theo các chuyên gia tham dự hội thảo “Phòng ngừa và xử trí bệnh Tay chân miệng” vừa diễn ra vào các ngày cuối tuần mới đây tại TPHCM, trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt từ 3 tuổi trở xuống là đối tượng dễ mắc các bệnh Tay chân miệng nhất. Vì bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh nên việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào các biện pháp vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và giữ sạch thân thể trẻ, cũng như dạy trẻ cách vệ sinh hô hấp là che miệng mũi khi hắt hơi; người chăm sóc cần rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ, sau mỗi lần vệ sinh, thay tã, trước và sau khi cho trẻ ăn) và vệ sinh, khử khuẩn môi trường như sàn nhà, đồ đạc, vật dụng thường có tiếp xúc với bàn tay trường ít nhất 1 lần/ngày đối với vệ sinh nhà ở và 1 lần/tuần đối với khử khuẩn môi trường bằng hóa chất khử trùng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chú ý tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ để chống lại dịch bệnh.
Đặc biệt, theo BS Nguyễn Kim Thoa, khi trẻ bị bệnh, cần chú ý nguyên tắc 3L:
- Lỏng: nên cho bé ăn những thức ăn lỏng, mềm để bé dễ tiêu hóa.
- Lạt: tránh những thức ăn mặn, chua cay vì sẽ kích thích không tốt vùng miệng đang bị tổn thương của trẻ.
- Lạnh: cho bé súc miệng với nước lạnh, uống nước sau mỗi bữa ăn để tránh bội nhiễm các vi trùng gây viêm họng, uống nhiều nước lạnh để làm dịu miệng cho bé, đồng thời duy trì việc uống sữa lạnh hằng ngày để nạp thêm năng lượng cho bé.
Ngoài ra, với trường hợp trẻ bị sốt, phụ huynh nên giúp hạ sốt, giảm đau bằng thuốc có chứa paracetamol và theo dõi sát sao để tránh biến chứng ở trẻ.
Theo Dân Trí